Page 201 - RY 65 nam file dung
P. 201

QUẾ NHAM NỖ LỰC VƯƠN LÊN

                                                                    Ban Chấp hành Đảng bộ xã Quế Nham


                         Quế Nham là một xã miền Núi với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.043 ha có địa
                  giới hành chính nằm ở phía Nam của huyện Tân Yên. Trước đây nơi này là 3 xã,
                  Chuế Dương, Quế Nham và Phú Khê. Tất cả các xã này đều thuộc tổng Quế Nham.
                  Cho tới năm 1945 khi chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời và năm 1946, 3 xã
                  Chuế Dương, Quế Nham và Phú Khê được Nhà nước ta hợp thành một xã mang tên
                  mới là Tiến Thịnh sau đó đổi là Quế Nham. Là địa phương nằm trong thế ‘‘Nhất cận
                  thị nhị cận giang” là xã nối liền quốc lộ 17 Bắc Giang đi Thái nguyên và  có con
                  máng lớn  từ   đập  Thác  Huống  (tỉnh  Thái  Nguyên)  chạy  dọc qua  xã, nối  với sông
                  Thương. Hai khúc sông này ngoài việc giúp cho việc tưới, tiêu nước phục vụ nhân
                  dân sản xuất nông nghiệp, còn là đường thủy tiện lợi cho vận chuyển lưu thông hàng
                  hóa vào thế kỷ XX . Từ xa xưa, Quế Nham  nổi tiếng với  nghề làm cày bừa và hát ả
                  đào trong dân gian xưa có câu ca. “ Quế Nham nổi tiếng bừa Rào, Tiền Đình có tiếng
                  ả đào hát hay”

                         Có thể gọi đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, từ thời Lê, ông Giáp Đăng Luân
                  ở thôn Đông La đã đỗ tiến sĩ làm quan trong triều đình, phụ trách việc bảo vệ hoàng
                  cung, bà Đặng Thị Nho (tức là bà Cẩn, vợ ba của tướng quân Hoàng Hoa Thám) tuy
                  là người làng Vân, huyện Việt Yên, nhưng thuở nhỏ bà đã sống ở thôn Phú Khê, sau
                  này trở thành người bạn đời của Đề Thám, đã giúp chồng vạch ra những sách lược
                  chống thực dân Pháp xâm lược. Tổng Quế Nham xưa còn là mảnh đất thượng võ,
                  ngay cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Đề Thám tổ chức, chỉ huy, Quế Nham đã có không
                  ít những người tài ba tham gia vào trận chiến đấu chống giặc xâm lăng thuở ấy, tiêu
                  biểu là Đề Xây , Đề Cẩn, cả hai đều ở thôn Đông La; là Đốc Châu , Đốc Hải  cùng ở
                  làng …..Họ đã chiến đấu kiên cường suốt gần 30 năm từ 1884 đến 1913 vì sự nghiệp
                  giải phóng dân tộc .Trải qua bao tháng năm của lịch sử, con người Quế Nham qua các
                  thời kỳ vẫn kế thừa truyền thống vẻ vang của quê hương mình và đã góp phần xứng
                  đáng vào sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc ta. Trải qua hai cuộc kháng
                  chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ lớp lớp thanh niên xã Quế Nham đã tòng
                  quân ra trận, từ tiền tuyến cho đến hậu phương đều ra sức thi đua hăng say sản xuất và
                  chống giặc. Kết thúc chiến tranh Quế Nham đã có 7 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 128
                  liệt sỹ hy sinh 77 thương binh, 55 bệnh binh 72 gia đình có từ 3 con tham gia kháng
                  chiến. Tổng cộng trong 2 cuộc kháng chiến toàn xã đã được thưởng 336 huân chương,
                  467 huy chương kháng chiến, 24 bằng khen của Chính phủ.

                         Phát huy truyền thống quê hương trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
                  nước Quế nham đã có những bước phát triển nhảy vọt. Tính đến hết nhiệm kỳ 2015-
                  2020 tổng giá trị sản xuất toàn xã ước đạt 429 tỷ đồng, giá trị sản xuất bình quân đầu
                  người đạt 71 triệu đồng /người/năm. Giá trị sản xuất bình quân đất nông nghiệp đạt
                  150 triệu đồng/ha/năm. Dân số trung bình đạt 9.285 người, tỷ lệ phát triển dân số tự

                                                                200
   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206