Page 205 - RY 65 nam file dung
P. 205

XÃ SONG VÂN -  TRUNG TÂM VÙNG ĐẤT CẦU VỒNG

                                                                      Ban Chấp hành Đảng bộ xã Song Vân

                         Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng đất này thuộc xã Vân Cầu, Tổng
                  Vân Cầu huyện Yên Thế. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 10/01/1946 xã
                  Hồng Kiều tách ra thành 3 xã: Song Vân, Ngọc Vân và Việt Ngọc. Xã Song Vân với
                  số  dân  hiện  nay  10.083  người  được  sống  định  cư  ở  13  thôn,  diện  tích  tự  nhiên

                  834,77ha. Nơi đây được biết đến là một vùng đất cổ, người dân sống định cư lâu đời
                  nên có nền văn hóa truyền thống và phong phú, người dân nơi đây có truyền thống
                  đoàn kết, sống chan hòa tình nghĩa, luôn hăng say cần cù trong lao động sản xuất,
                  kiên trung bất khuất trong chiến đấu để chống cường quyền và giặc ngoại xâm.

                         Ngược dòng thời gian trải qua các thời kỳ lịch sử vùng đất này đã sản sinh nhiều

                  nhân vật xuất chúng là nơi phát tích câu phương ngôn “Trai cầu Vồng Yên Thế” mà
                  điển hình là 18 vị quận công họ Dương thời nhà Mạc (1527-1592). Trong đó nổi bật là:
                  Thượng Tổ quận công Dương Quốc Nghĩa. Nhất phẩm quận công Cao Phú Minh. Bình
                  Tây quận công Dương Quốc Minh. Nhất phẩm quận công Dương Hùng Lượng.

                         Trong  cuộc khởi nghĩa  của người  anh hùng  áo vải  Hoàng  Hoa  Thám  chống

                  thực dân Pháp xâm lược, Song Vân đã xuất hiện những ông Đề, ông Đuốc tham gia
                  cùng nghĩa quân chống giặc, tên tuổi và những chiến công của họ được gắn liền với
                  những sự kiện của lịch sử và lưu truyền cho muôn đời sau.

                         Cơ cấu dân cư Song vân có 99,4% số dân là dân tộc kinh còn lại là dân tộc Tày,
                  Cao Lan, Nùng. Về phân bố dân cư có 8 thôn ở phía Bắc là dân nguyên cư và 5 thôn ở

                  phía Nam là dân ngụ cư đến từ nhiều vùng (Việt Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng
                  Yên, Thái Bình). Người dân nơi đây luôn tạo dựng một nếp sống đoàn kết, hòa đồng,
                  thân thiện cùng phát triển.

                         Về tín ngưỡng dân Song Vân chủ yếu theo đạo phật, lưu truyền tục thờ Đình,
                  Chùa, thờ tổ họ và thờ gia Tiên. Trên địa bàn hiện còn lưu giữ khá nhiều di tích cổ,

                  điển hình là cụm di tích Đình Chùa Vồng được công nhận di tích lịch sử cấp huyện
                  (28/01/2003),  di  tích  lịch  sử  quốc  gia  (năm  2012),  di  tích  quốc  gia  đặc  biệt
                  (10/5/2012). Cụm di tích Đình chùa Lợ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
                  (06/01/2012). Đền thờ Nghè Miễu nơi thờ Thượng Tổ quận Công Dương Quốc Nghĩa

                  được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (17/12/2012). Địa điểm tổ chức Đại hội
                  đại biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất tại thôn Giếng được xếp hạng di tích lịch sử cấp
                  tỉnh (31/12/2007). Lễ hội Đình Vồng là một trong 4 Lễ hội lớn nhất của huyện Tân
                  Yên, được tổ chức thường niên vào ngày 14 và ngày 15 tháng Giêng.





                                                                204
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210