Page 208 - RY 65 nam file dung
P. 208
Tư duy kinh tế trong nhân dân được thay đổi rõ rệt, từ sản xuất nhỏ lẻ sang
hướng sản xuất hàng hóa tập trung (với 02 cánh đồng mẫu và 09 vùng sản xuất trồng
cây hàng hóa tập trung) giá trị sản xuất bình quân đầu người lên 51,57 triệu đồng.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 126,1 tỷ đồng. Thu ngân sách bình quân
hàng năm 8,2 tỷ đồng. Công tác quản lý tài nguyên môi trường được quan tâm, 100%
người dân được dùng nước hợp vệ sinh. Sự nghiệp giáo dục đào tạo có chuyển biến
tích cực, từng bước được nâng cao về chất lượng, 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia. Văn
hóa, thông tin, truyền thông phát triển sâu rộng, đáp ứng nhu cầu về văn hóa, tinh thần
của nhân dân. Chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách xã hội, lao động và việc làm, giảm
nghèo đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Phát huy dân chủ, tăng
cường kỷ cương kỷ luật trong Đảng, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định
xã hội về mục tiêu cụ thể: Đưa tổng giá trị sản xuất lên 551,2 tỷ đồng, trong đó giá trị
sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là 220,5 tỷ đồng; tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng đạt 227,6 tỷ đồng. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 180 triệu đồng, phấn
đấu có 10 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thu hút ít nhất 01 công ty có quy
mô từ 500 lao động trở lên, 97% số lao động trong độ tuổi có việc làm, xuất khẩu
lao động tăng 1,2 lần; 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; 77% số thôn đạt
“Khu dân cư văn hóa”, 85% tỷ lệ hộ gia đình văn hóa, giảm hộ nghèo từ 0,5 đến
1% hàng năm; 100% hộ dân dùng nước hợp vệ sinh, giữ vững xã đạt chuẩn nông
thôn mới, hoàn thành từ 5-7 tiêu chí nâng cao, từ 1-2 thôn đạt nông thôn mới kiểu
mẫu. Từ 15-20% số chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Đảng bộ đạt Đảng bộ
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở lên. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội được
công nhận là đơn vị tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.
Cùng chung chặng đường 65 năm phấn đấu và trưởng thành của huyện Tân
Yên, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân xã Song Vân sẽ đoàn kết một
lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ
tiêu về kinh tế, văn hóa xã hội của đơn vị, đóng góp vào thành tích chung của huyện
để xây dựng quê hương Tân Yên ngày càng giàu đẹp.
TÂN TRUNG- VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Trung
Trước năm 1945, vùng đất Tân Trung gồm gồm Thế Lộc và Yên Lễ, thuộc
miền hạ phủ Yên Thế, từ năm 1946 Tổng Yên Lễ được đổi tên là xã Tân Trung,
huyện Yên Thế; tháng 10/1954, Tân Trung tách ra thành hai xã (Tân Trung và Tân
Cầu); tháng 11/1957, huyện Yên Thế được tách ra làm hai huyện (Yên Thế và Tân
Yên). Xã Tân Trung thuộc huyện Tân Yên, ngày 05/8/1978, hai xã (Tân Trung và Tân
Cầu) sáp nhập lại thành xã Tân Trung- huyện Tân Yên như hiện nay.
Là xã miền núi, cách trung tâm huyện 7 km về phía bắc của huyện Tân Yên Tân
Trung có diện tích tự nhiên là 1007,35ha, dân số hiện nay, 8.888 nhân khẩu với 2.350
hộ gia đình, trong đó: 1.250 nhân khẩu và trên 200 hộ gia đình theo Đạo thiên chúa,
207