Page 16 - 4. Giao an, de cuong bai giang
P. 16
Đó là người cầm đầu, tiếp theo là:
- Người chỉ huy
“Người chỉ huy là kẻ điều khiển trực tiếp các hoạt động
tội phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang như trong các tội
bạo loạn, tội gián điệp, tội cướp của, tội giết người”.
Như vậy, người chỉ huy có hai đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất là, người điều khiển trực tiếp các hoạt động
phạm tội. Việc điều khiển trực tiếp ở đây không nhất thiết họ
phải có mặt tại nơi tội phạm được thực hiện. Bởi vì, họ có
thể chỉ huy bằng cách “hướng dẫn từ xa” đối với những
người đồng phạm như: sử dụng phương tiện liên lạc, sử dụng
người đồng phạm khác... Nếu bản thân có mặt tại nơi đồng
bọn thực hiện tội phạm và cùng tham gia với những người
này thì người chỉ huy còn có vai trò là người thực hành. Trên
thực tế, đối với những vụ đồng phạm có quy mô nhỏ, người
chỉ huy thường là người thực hành tích cực, còn ở những vụ
đồng phạm quy mô lớn người chỉ huy không “xuất đầu lộ
diện”, đặc biệt là các vụ phạm tội có tổ chức.
Đặc trưng thứ hai là, người chỉ huy chỉ xuất hiện trong
các hoạt động tội phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang như
trong các tội bạo loạn, tội gián điệp, các tội cướp của giết
người… Điều này thể hiện tính chất nguy hiểm của loại
người chỉ huy.
Từ những sự phân tích trên cho thấy, người tổ chức là
người đề xướng ra việc thiết lập băng, nhóm phạm tội có tổ
chức; trực tiếp đứng ra thành lập băng, nhóm hay trực tiếp
điều khiển, chỉ đạo hoạt động phạm tội của băng, nhóm.
Xét về mặt chủ quan, người tổ chức luôn nhận thức được
hành vi tổ chức việc thực hiện tội phạm của mình là nguy
hiểm cho xã hội, nhận thức được hành vi trực tiếp thực hiện
tội phạm của đồng bọn do y điều khiển, chỉ đạo là nguy hiểm
cho xã hội, nhận thức được hậu quả phạm tội chung và mong
12