Page 17 - 4. Giao an, de cuong bai giang
P. 17
muốn nó xảy ra.
Với vai trò như vậy, người tổ chức luôn luôn được coi là
người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm. Do
vậy khoản 2, Điều 3 BLHS năm 2015 quy định nguyên tắc
xử lý là: “Nghiêm trị người chủ mưu cầm đầu, chỉ huy…”.
Mặt khác trong nhiều điều luật của phần các tội phạm BLHS
qui định hình phạt đối với người tổ chức thường cao hơn
những người đồng phạm khác.
Chẳng hạn, Điều 112 BLHS qui định hình phát đối với
tội bạo loạn như sau:
“Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu
quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung
thân hoặc tử hình.
Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10
năm”.
3. Người xúi giục
Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
quy định: “Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc
đẩy người khác thực hiện tội phạm”.
Căn cứ quy định trên của BLHS, người xúi giục là người
có hành vi tác động đến ý chí người khác làm người này nảy
sinh ý định phạm tội (chưa được hình thành hoặc đã có sẵn)
hoặc mong muốn phạm tội và thực hiện hành vi phạm tội.
Người xúi giục là người nghĩ ra việc phạm tội và thúc đẩy tội
phạm đó được thực hiện thông qua người khác.
Do đặc điểm tác động đến tư tưởng và ý chí của người đó
với người khác, nên hành vi xúi giục luôn được thực hiện
dưới hình thức “ hành động phạm tội” và thường bằng lời
nói. Hành vi xúi giục có thể là kích động, dụ dỗ, lôi kéo,
cưỡng ép,lừa dối, mua chuộc... hoặc kết hợp một số thủ
đoạn:
+ Kích động, được hiểu là bằng lời nói, cử chỉ, hành động,
13