Page 35 - 4. Giao an, de cuong bai giang
P. 35
có khác nhau và dẫn đến tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi của mỗi người cũng khác nhau. Vì vậy để đảm bảo
việc truy cứu TNHS của những người đồng phạm được công
bằng, chính xác cần phải áp dụng nguyên tắc thứ ba:
c. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình
phạt
Theo luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc cá thể hóa trách
nhiệm hình sự của những người đồng phạm có cơ sở lý luận
là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự nói chung.
Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc
của luật hình sự Việt Nam được thể hiện rõ trong các quy
định của Bộ luật Hình sự tại Điều như: Điều 29 (miễn trách
nhiệm hình sự), Điều 50 (căn cứ quyết định hình phạt), Điều
59 (miễn hình phạt),… cũng như trong những quy định về tội
phạm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xác định các biện pháp
của trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phải tương
xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, phù hợp với những đặc điểm cụ thể về nhân thân
của người phạm tội
Bên cạnh cơ sở lý luận, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm
hình sự của những người đồng phạm còn dựa trên cơ sở thực
tiễn. Thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án
có đồng phạm cho thấy bên cạnh việc xem xét, đánh giá tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng bộ phận cấu
thành tức là hành vi phạm tội của từng người đồng phạm.
Những người đồng phạm tuy cùng phạm một tội, nhưng tính
chất và mức độ tham gia của mỗi người vào việc thực hiện
tội phạm khác nhau, do đó tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tộicủa từng người cũng khác
nhau.
Biểu hiện của nguyên tắc này được thể hiện ở những nội
dung sau:
31