Page 120 - kyyeutravinh30namtaiap
P. 120
Trước những khó khăn của ngành Y tế trong những ngày đầu tái lập tỉnh,
Tỉnh ủy chỉ đạo tranh thủ các nguồn vốn để tăng cường tranh thiết bị, dụng
cụ y tế cho các bệnh viện và trạm xá trong tỉnh; nâng cấp trạm y tế cơ sở;
tăng cường chất lượng điều trị ở bênh viện tỉnh, huyện. Tổ chức đào tạo đội
ngũ cán bộ y tế đủ sức đáp ứng yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe nhân dân. Từ đó, kết quả sau 10 năm tái lập tỉnh (năm 2002):
ngành y tế đã củng cố, kiện toàn, phát triển cơ sở y tế, kết quả có 101 cơ sở
khám chữa bệnh (KCB) công lập, với 960 giường bệnh, đạt 9,45 giường
bệnh/vạn dân (không kể giường bệnh Trạm Y tế xã, phường); gồm có:
Bệnh viện đa khoa tỉnh (400 giường), Bệnh viện Y học cổ truyền (60
giường), 06 bệnh viện huyện (350 giường), 14 phòng khám đa khoa khu
vực và 79 trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Tổng số cán bộ, nhân viên ngành
y tế có 1.601 người; trong đó có: 294 bác sĩ, 19 dược sĩ đại học, 59 dược sĩ
trung học, 515 y sĩ, số còn lại là cán bộ khác; đạt 2,89 bác sĩ/vạn dân và
0,19 dược sĩ đại học/vạn dân. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh được 842.041
lượt người, bình quân mỗi người dân được khám chữa bệnh 0,83 lần/năm;
thực hiện tốt công tác phòng bệnh thông qua các dự án thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm
và HIV/AIDS gồm có: Dự án phòng, chống bệnh sốt rét, lao, phong, tiêm
chủng mở rộng, sốt xuất huyết, suy dinh dưỡng trẻ em, HIV/AIDS, bướu
cổ, bảo vệ sức khỏe tâm thần và vệ sinh an toàn thực phẩm; tỷ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) chiếm 29,7%.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Duyên Hải - Ảnh: Bá Thi
Giai đoạn 2002-2012: Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo nâng cấp Bệnh viện đa
khoa tỉnh, Bệnh viện Y học dân tộc, Bệnh viện đa khoa khu vực, Bệnh viện
tuyến huyện; xây dựng Bệnh viện Lao, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi.
116