Page 77 - kyyeutravinh30namtaiap
P. 77

hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, hiện vật cho 199.934 lượt hộ nghèo ở vùng
            khó khăn; nhiều lượt hộ được vay vốn ưu đãi về lãi suất để cải thiện cuộc
            sống, chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất từ Ngân hàng Chính sách Xã hội
            thông qua các tổ chức đoàn thể. Từ đó, nhiều hộ người Khmer đã vươn lên
            khá, giàu, mua sắm được tư liệu sản xuất, phương tiện sinh hoạt gia đình,
            bộ mặt nông thôn trong vùng đồng bào dân tộc ngày càng khởi sắc.
              Tập trung xây dựng các mô hình sản xuất, mô hình kinh tế có hiệu quả
            trong vùng đồng bào dân tộc Khmer như: Mô hình cánh đồng lớn ở xã
            Tập Ngãi (huyện Tiểu Cần), xã Châu Điền (huyện Cầu Kè), vùng sản
            xuất lúa chất lượng cao ở xã Nhị Trường, xã Trường Thọ (huyện Cầu
            Ngang), mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi gà thịt, phát triển nhiều làng
            nghề, tổ hợp tác, hợp tác xã… góp phần nâng cao năng lực sản xuất, khả
            năng cung ứng và tiêu thụ hàng hóa trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.
            Đến nay, có 34 hợp tác xã đang triển khai hoạt động trong vùng có đông
            đồng bào dân tộc Khmer.
              Các khu công nghiệp được hình thành, hoạt động kinh doanh, thương
            mại, dịch vụ, thu hút đông đảo đồng bào dân tộc Khmer tham gia lao động,
            tạo thu nhập để cải thiện và nâng cao đời sống, đồng thời góp phần đáng
            kể trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần giải quyết việc làm
            cho lao động nông thôn.
              Từ đây, đời sống của đồng bào dân tộc Khmer từng bước được nâng lên,
            tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, cụ thể: khi mới tái lập tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo
            trong đồng bào Khmer chiếm trên 50%, những năm đầu giai đoạn 2001-
            2005 chiếm 35,57% với 20.661 hộ, giai đoạn 2016 - 2020 chiếm 22,62%
            với 19.782 hộ, đến cuối năm 2021 giảm xuống còn 0,89% (giảm 2,32%)
            với 803 hộ.
              Thực hiện tốt chính sách phát triển văn hóa - xã hội
               Trình độ dân trí trong vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có bước phát
            triển rõ rệt. Hiện nay, toàn tỉnh có 75.492 học sinh dân tộc Khmer trong
            tổng số 213.672, chiếm  35,33%. Hàng năm có khoảng 2.500 sinh viên,
            học sinh dân tộc Khmer bậc đại học, cao đẳng, trung cấp; duy trì khoảng
            70.000 học sinh dân tộc Khmer từ bậc mẫu giáo đến trung học phổ thông,
            chiếm tỷ lệ 34% so với học sinh chung; hàng năm tỷ lệ học sinh dân tộc
            Khmer bỏ học giảm, năm học 2019 - 2020 có 514/59.239 học sinh dân tộc
            Khmer bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,86%. Việc dạy và học chữ Khmer được tổ
            chức hàng năm tại 121 điểm trường với 19.000 học sinh, ngoài ra toàn tỉnh
            có 134/143 chùa tổ chức dạy học chữ Khmer dịp hè với 16.736 học sinh
            theo học. Tỉnh còn đầu tư xây dựng 08 trường phổ thông dân tộc nội trú,
            hình thành Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam bộ thuộc


                                               73
   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82