Page 17 - mk1
P. 17

Mặc Khách

                Không có em buồn tênh ý sống
                Nửa linh hồn sầu muộn vấn vương
                    Lá rơi khẽ gọi tên trường
                Để nghe hạnh phúc trên đường em đi.

         Chất thơ tình của tác giả ngoài tình yêu nóng bỏng, người đọc còn thấy
         rỏ sự chân thành tha thiết và sự tưởng tượng phong phú bằng nổi nhớ
         da diết để rồi thấy cả bóng nàng hoà lẫn vào thơ một cách nhẹ nhàng
         say đắm…

                Thơ thấp thoáng bóng nàng ẩn hiện
                Dòng thơ buồn sắc bén tim tôi
                Thoáng nghe lòng những bồi hồi
                Nhịp tim xúc động thôi rồi tình si.

         Thoáng chốc, khi quay về thực tại hồn thơ như chơ vơ lạc lõng khi để
         lạc mất bóng nàng trong đêm buồn im vắng…Chỉ còn lại nỗi sầu tuyệt
         vọng.
                Đêm bỗng dưng màn hình vắng bóng
                Em đâu rồi im vắng mênh mông
                Đêm nay sao nhớ lại trông
                Phím buồn lạc nhịp cô đơn hồn sầu     (GIÓ ĐÃ LẶNG)

         Đến với phố biển Nha Trang bao kỷ niệm lại đưa tác giả vào một thế
         giới khác, tình yêu của nàng tựa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bên
         con sóng lao xao đêm biển vắng…

                Quê em đó Nha Trang nhớ quá
                Góc phố nào ai đợi ai trông?
                Tình em còn mãi trong lòng
                Hồn anh lạc lõng giữa dòng thời gian.
                ngày tháng êm đềm hạnh phúc đã qua, giờ đây mọi thứ đã đổi
                thay, niềm vui qua mau chỉ còn lại nổi buồn bên bờ cát trắng.
         Về lại Nha Trang, tác giả lại tiếc nuối những

                Người tình ơi bao giờ gặp lại
                Phố thay màu hờ hững mưa bay
                Anh về tìm lại hương say
                Một thời kỷ niệm phút giây tuyệt vời.   (CÁT TRẮNG)
         Giờ đây, nơi xứ người cô đơn quạnh vắng, lời thơ càng sâu lắng và nổi
         buồn man mác khi tác giả đã chấp nhận số phận cô đơn nơi đất khách
         quê người.

                                       xiv
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22