Page 39 - DS XUAN NHAM DAN 2022
P. 39

điệu, những tiết tấu được viết hoà
                                 âm,  người  ca  sĩ  trình  bày  qua
                                 tiếng hát ngọt ngào tình cảm, nhờ
                                 thế âm nhạc đã đưa lời thơ bay

                                 cao và bay thật xa. Tóm lại ngôn
                                 ngữ  thơ  là  ngôn  ngữ  giàu  tính
                                 nhạc  hơn  bất  cứ  ngôn  ngữ  ở
                                 những thể loại nào khác.
                                     Trở lại với chủ đề chính của
                                 bài viết Tản Mạn Mùa Xuân. Tôi
                                 xin  nêu  ra  một  vài  bài  thơ  gần
          như đã trở thành một biểu tượng của ngày Tết.

              Bài thơ Ông Đồ là một điển hình mà không ai trong
          chúng ta lại không biến đến. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã
          sáng tác bài thơ này, để bày tỏ niềm xót thương, luyến
          tiếc với hình ảnh những ông đồ một thời, mỗi khi Tết
          đến vẫn được mọi người thuê viết chữ, câu đối để đem

          về  nhà trang trí cho ngày Tết.
              Nhưng từ khi chế độ Vua chúa, tính cách thi cử theo
          thời xưa đã bị quân lãng, chữ Nho không còn được coi
          trọng, từ đó không ai thích chơi chữ, không còn ai thuê
          Ông  Đồ  thảo  bút  viết  những  khuôn  chữ  rồng  bay
          phượng múa, rồi cũng kể từ đó đã vắng bóng Ông Đồ
          già bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua.
              Trước khi đi vào chi tiết bài thơ, chúng ta cũng nên

          nhắc lại một chút về tiểu sử nhà thơ Vũ Đình Liên.
              Vũ  Đình  Liên  (1913-1996)  quê  của  ông  tại  Hải
          Dương, nhưng ông đã sinh sống và lập nghiệp tại Hà
          Nội. Ông là một trong những nhà thơ đầu tiên của phong


                                                                 38
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44