Page 43 - DS XUAN NHAM DAN 2022
P. 43
Nơi đây tuy là chốn tôn nghiêm nhưng lại có phong
cảnh làm lay động lòng người. Cảnh vật hùng vĩ, núi
non trùng điệp, sông nước hữu tình là nguồn cảm hứng
cho biết bao thi sĩ, nhạc sĩ khi bước chân đến thăm viếng
địa danh này.
Chính nhờ những bài thơ, áng văn hay những ca
khúc viết về Chùa hương mà Hương Sơn đã đi vào lịch
sử thi ca.
Có một tác phẩm rất nổi
tiếng và được nhiều người hâm
mộ biết đến chính là ca khúc “Em
đi chùa Hương” của nhạc sĩ
Trung Đức được phổ từ bài thơ
Chùa Hương của thi sĩ Nguyễn
Nhược Pháp.
Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp
(1914-1938), ông là con trai của
nhà báo, dịch giả, học giả Nguyễn Văn Vĩnh, mẹ ông là
bà Phan Thị Lựu (vợ thứ của ông Nguyễn Văn Vĩnh).
Mẹ ông qua đời khi ông mới được 2 tuổi, nên ông đã mồ
côi mẹ, phải sống với Mẹ cả (Tức vợ cả của cha ông).
Tên gọi Nguyễn Nhược Pháp, được cha ông đặt, dựa
theo lịch sử năm 1914 quân đội Pháp bị quân Đức đánh
cho thê thảm, cha ông đã nhìn thấy sự suy nhược của
nước Pháp, do đó ông đặt tên cho con trai mình là
Nhược Pháp. Cũng chính cái tên ấy như vận vào cuộc
đời ông, mang vóc dáng nhỏ con và một vẻ ngoài rất
thư sinh yếu đuối. Tuy nhiên ông rất thông minh, đẹp
trai, học giỏi có đầu óc tổ chức, nhiều sáng kiến.
42