Page 133 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 133
Đặc San Xuân Tân Sửu VĂN THƠ LẠC VIỆT
có trâu, làm dâu mạnh có chồng.” Nhưng tại sao lại “muốn làm giàu thì nên nuôi trâu cái”?
Vì chị trâu cái sẽ đẻ ra trâu con, trâu cháu… Trong một thời gian rất ngắn. Trâu cái mới
tám tháng tuổi là động đực, sau khi sanh, chỉ ba tháng sau là lại có bầu. Vốn liếng sẽ tăng
lên trong quá trình chăm sóc ruộng đồng và đàn trâu sinh nở!...
Hình ảnh chú trâu trong dân gian rất đậm nét và lúc nào cũng gần gũi với cuộc sống
nông thôn. Trong “Lục Súc Tranh Công” người ta đã làm nổi bật tính nhẫn nại, cần cù của
trâu:
Lóng canh gà vừa mới gáy tan
Chủ đã gọi thằng chăn vội vã
Dạy rằng đuổi trâu ra thảo dã
Cho nó ăn ba miếng đỡ lòng
Chưa bao lâu thoát đã rạng đông
Vừa đến buổi cày bừa bừa việc
Trước cổ đã mang hai cái niệt
Sau đuôi thêm kéo một cái cày
Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây
Trên lưng ruồi bu dưới chân đỉa cắn
Trâu mệt đà thở dài thở vắn
Người còn hầm hét, mắng ngược mắng xuôi….
Qua những vần thơ nầy, chúng ta thấy kiếp trâu phục vụ con người với mọi tình huống
từ trong gian khổ đến khi chủ của nó giàu có… thì nó vẫn là kiếp trâu, ăn cỏ khô uống nước
đục ao tù; quanh năm nằm lăn dưới bùn thở phì nhẫn nại. Thế cho nên mới có câu “Mài
sừng cho lắm cũng là trâu.”
Làm không kịp thở,
Ăn không kịp nhai.
Tắm mưa, trải gió chi nài !
Đạp tuyết, giày sương bao sá !
Sách vở nói về Trâu đầy cả, hơn nữa, năm Tân Sửu này mấy ông nhà văn nhà báo sáng
tác, sưu tầm, kết hợp không biết bao nhiêu là truyện, văn, thơ, hài, ca dao tục ngữ nói về
133