Page 73 - TuyenTap 2018 VTLV
P. 73
Tuyển Tập VTLV 2018
Muốn có ly nước ngọt, nước chanh, ly cà phê đá dĩ nhiên cũng phải
lái xe xuống thị xã mới có. Thời đó và sau nầy, những thị xã cao
nguyên cứ ra khỏi ngõ là gặp lính và lính. Món quà đem về làm kỷ
niệm hoặc tặng bạn bè, người thân chỉ có nhà Rông, phong lan và
ná, dao đi rừng. Vùng Kontum có cam nhưng những trái cam đó chở
đi xa là ăn đắng ngắt. Nhà Rông là một phong cách sinh hoạt của
người Thượng còn theo chế độ mẫu hệ. Ban đêm tất cả trai tráng độc
thân đều phải ngủ tại ngôi nhà tập thể nầy. Người Thượng khéo tay
làm những ngôi nhà Rông tiểu công nghệ thật tinh xảo.
Thời 1955 cho đến năm 1960 là những năm vàng son của chế
độ Cộng hòa tại miền Nam. Mỗi tháng tôi đều đi về từ Võ Ðịnh
xuống Saigon, đi như đi chợ, chẳng nghe một tiếng súng, chẳng bao
giờ ngó thấy mặt mũi một chú VC. Tôi trách nhiệm về quỹ ứng
trước thuê mướn nhân công phát quang hai bên đường. Cũng nhờ ở
công việc nầy tôi tiếp xúc nhiều với giới bình dân Quảng Ngãi, Bình
Ðịnh. Họ là những người thiếu việc làm, lên Kontum tìm kế sinh
nhai. Phần đông tên ghi trong sổ chấm công chỉ có hai chữ, họ và
tên, không có tên lót (đệm).
Họ thẳng tính, ưa tranh luận và không nói thì thôi, đã nói thì
nói to. Họ cũng ưa bàn chuyện chính trị. Tôi đến lán cất tạm ngoài
bìa rừng, nơi nghỉ ngơi của họ và đã nghe được họ tranh luận những
đề tài dính đến chính trị. Cũng không ngờ một vài người có những
lý lẽ sắc bén, nhưng cũng có nhiều người quanh đi quẩn lại chỉ có
một luận điệu. Có lẽ dưới sự nhồi sọ của cộng sản Liên khu 5 từ
1945 đến 1954, họ quen cãi lý như vậy rồi. Có nhiều đêm họ tranh
luận ồn ào không chịu ngủ, khiến những người muốn nghỉ ngơi phản
đối. Sau đó chính tôi phải đặt ra kỷ luật cho họ đi ngủ đúng giờ giấc
để ngày mai còn phải đi làm sớm. Họ hút thuốc rê khét lẹt, chúng tôi
chỉ có thể ghé chỗ họ chừng 15 phút là lâu nhất.
Tôi và một chú tài xế thay phiên nhau lái xe jeep đi cả đêm, vì
đi đêm mát và đỡ bụi hơn. Cứ tờ mờ sáng khởi hành từ Võ Ðịnh qua
thị xã Kontum, xuống thị xã Pleiku qua Buôn Hô để chạy qua Ban
Mê Thuột (bây giờ gọi là Buôn Ma Thuột). Con đường thời đó chưa
được sửa chữa tạm, chứ chưa nói đến chuyện lập thành xa lộ, có
Bảo tồn 62