Page 6 - CHUYÊN ĐỀ: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ
P. 6
3, Cặp oxi hoá khử, thế khử của các cặp oxi hoá khử
Xét phản ứng oxi hoá khử đơn giản điển hình Zn + CuSO4 ⎯⎯→ Cu + ZnSO4
Phản ứng thực tế xảy ra trong dung dịch là Zn + Cu2+ ⎯⎯→ Cu + Zn2+ (*)
Trong đó có 2 quá trình song hành: + Sự oxi hoá kẽm:
Zn – 2e ⎯⎯→ Zn2+ (1) + Sự khử ion Cu2+
Cu2+ + 2e ⎯⎯→ Cu (2)
Phản ứng (*) là tổng của 2 nửa phản ứng (1) và (2)
Nếu viết lại nửa phản ứng (1) dưới dạng phản ứng khử: Zn2+ + 2e ⎯⎯→ Zn (3)
Thì (*) được xem là hiệu của 2 phản ứng (2) và (3)
Cu2+ + 2e ⎯⎯→ Cu (2)
Zn2+ + 2e ⎯⎯→ Zn (3)
Zn + Cu2+ ⎯⎯→ Cu + Zn2+ (*)
Trong các phương trình (2) và (3) các ion Cu2+ và Zn2+ có khả năng nhận
electron, được gọi là dạng oxi hoá, kí hiệu là Ox, Còn các nguyên tử Cu, Zn có khả năng cho electron được gọi là dạng khử, kí hiệu là Kh
Cặp đôi Cu2+/Cu, Zn2+/Zn liên hệ với nhau bằng các phương trình kiểu (2), (3) tạo thành các cặp oxi hoá khử và biểu diễn dưới dạng tổng quát:
O x + n e ⎯ ⎯→ K h
Mọi phản ứng oxi hoá khử đều gồm 2 cặp Ox/Kh
Ox1 + n1e ⎯⎯→ Kh1
Ox2 + n2e ⎯⎯→ Kh2
(để cho trình bày được đơn giản ta giả sử n1=n2=n)
-