Page 7 - CHUYÊN ĐỀ: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ
P. 7

Nếu Ox1 là chất oxi hoá mạnh hơn Ox2, tức là Kh2 là chất khử mạnh hơn Kh1 thì phản ứng xảy ra là:
O x 1 + K h 1 ⎯ ⎯→ O x 2 + K h 2
Như vậy vấn đề xác định chiều của phản ứng oxi hoá khử sẽ được giải quyết
khi biết cường độ tương đối của các cặp oxi hoá khử tương ứng
Cường độ của một cặp oxi hoá khử được đặc trưng bởi thế khử của nó. Khi Ox
là chất oxi hoá mạnh (thu electron mạnh) thì Kh là chất khử yếu (giữ electron mạnh), cân bằng
O x + n e ⎯ ⎯→ K h ⎯
chuyển dịch về bên phải, hằng số cân bằng có giá trị lớn và do đó G càng âm. Mặt khác ta có
G = A’
A’ là công chuyển n mol electron trong điện trường có hiệu số điện thế E A’ = -nFE (A’ âm khi hệ sinh công); F là hằng số Faraday;
E : Hiệu số điện thế giữa dạng khử và dạng oxi hoá, được gọi là thế khử của cặp, thông thường được kí hiệu bằng chữ E. Như vậy:
G = -nFE
Từ biểu thức này ta thấy rằng khi cặp Ox-Kh càng mạnh, thế đẳng áp đẳng
nhiệt càng có giá trị âm lớn
Về mặt nhiệt động học, E đặc trưng cho trạng thái cân bằng của phản ứng khử
được gọi là thế khử. Trong thực tế E còn được gọi là thế oxi hoá khử (ngụ ý đặc trưng cho quá trình oxi hoá khử nói chung) hay thế điện cực (ngụ ý việc xác định thực nghiệm thế khử của các cặp được thực hiện bằng cách đo thế của các điện cực tương ứng). Ba cách gọi tên này là tương đương nhau.
Thế điện cực là một đại lượng phức tạp, không thể đo được giá trị tuyệt đối của thế điện cực mà chỉ đo được giá trị tương đối của nó. Phương pháp đo như sau:


















































































   5   6   7   8   9