Page 26 - CHUYÊN ĐỀ: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ
P. 26
+ Phần lớn các kim loại dùng làm anot như Cr, Ni, Cu ... (trừ một số kim loại rất kém hoạt động như Au, Pt, Pd...) đều bị oxi hóa thành cation Mn+. Nghĩa là các kim loại đó bị hòa tan.
c, Công thức Farađay
Lượng chất thoát ra ở điện cực có thể tính theo công thức
m= AIt nF
m: khối lượng chất thoát ra ở điện cực (g)
A: Khối lượng mol nguyên tử (g)
n: số electron trao đổi trong phản ứng điện cực
I: Cường độ dòng điện (A)
t: thời gian điện phân (s)
Ví dụ: Một bình điện phân chứa dung dịch NaOH (pH = 14) và một bình điện phân
khác chứa dung dịch H2SO4 (pH = 0) ở 298K. Khi tăng hiệu điện thế từ từ ở hai cực
mỗi bình người ta thấy có khí giống nhau thoát ra ở cả 2 bình tại cùng điện thế
a, Giải thích hiện tượng trên, viết các phương trình phản ứng xảy ra ở mỗi bình
(không xét sự tạo thành H2O2 và H2S2O8)
b, Tính hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào hai cực mỗi bình để cho quá trình điện
phân xảy ra
c, Người ta muốn giảm pH của dung dịch NaOH xuống còn 11. Có thể dùng NH4Cl
được không? Nếu được, hãy giải thích và tính khối lượng NH4Cl phải dùng để giảm
pH của 1 lít dung dịch NaOH từ 14 xuống còn 11
d, Khi pH của dung dịch NaOH bằng 11, thì hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào 2 điện
cực của bình điện phân để quá trình điện phân xảy ra là bao nhiêu?
Cho biết E0 = 0,4V; E0 =1,23V ; pKb(NH3) = 4,75 H2O,1O2 /2OH− 2H+ ,1O2 /H2O
22
Thảo luận
a, Dung dịch NaOH
ở anot 2OH- ⎯⎯→ H2O + 1/2O2 + 2e