Page 80 - ND KY truong Cam Binh
P. 80
NHÀ GIÁO LÊ SỸ NGHĨA
NGUYỄN MINH ĐỊNH
Nguyên Thư kí Công đoàn
ào những năm của thập kỷ 60 - 70 của thế kỉ XX, đã xa cách thầy hơn nửa
thế kỷ nhưng hình ảnh của nhà giáo Lê Sỹ Nghĩa vẫn đọng lại trong trái
Vtim tôi không bao giờ phai. Một nhà giáo, một người lãnh đạo chủ chốt của
ngành Giáo dục Hà Tĩnh có đủ 3 yếu tố hết sức cơ bản đó là: trí, tầm và tâm. Trí
tuệ của thầy, tôi không đề cập nhiều, điều tôi khâm phục là từ trí đã chuyển thành
tầm. Một tầm nhìn chiến lược về xây dựng phong trào văn hóa - giáo dục tại xã
Cẩm Bình. Mặc dù ngày ấy có Trường Cấp 2 Đức Hồng - Đức Thọ là lá cờ đầu của
ngành học cấp 2, hay Kỳ Tân - Kỳ Anh, Hương Bình - Hương Khê. Thế mà thầy Lê
Sỹ Nghĩa lại chọn xã Cẩm Bình xây dựng điển hình cho ngành Giáo dục Hà Tĩnh.
Thầy từng tâm sự, tuy xã Cẩm Bình nghèo nhưng người nơi đây hiếu học, năm
1948 đã xóa nạn mù chữ rồi phong trào bình dân học vụ mà sau này là bổ túc văn
hóa vẫn được phát huy.
Cẩm Bình là một xã thuần nông, không pha lẫn tôn giáo, rất thuận lợi cho
phong trào thi đua. Quả vậy, xã Cẩm Bình đã đón nhận 4 lần danh hiệu Anh hùng
50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
Lao động, trong đó có 2 lần thuộc về Văn hóa - Giáo dục. Con em Cẩm Bình vì
nghèo nên không thể vào Cấp 3 Cẩm Thăng để học, bởi vậy Đảng bộ, Nhân dân
Cẩm Bình thiết tha có một trường cấp 3 trên đất nhà. Lãnh đạo trường Cấp 1, Cấp
2 và Bổ túc văn hóa đã thiết tha tham mưu với Trưởng Ty Lê Sỹ Nghĩa (lúc đó là
Giám đốc Sở) tham mưu cho UBND tỉnh Hà Tĩnh. Nguyện vọng chính đáng của
Đảng bộ - Nhân dân xã Cẩm Bình đã được toại nguyện.
Năm 1971, Trường Phổ thông cấp 3 Cẩm Bình ra đời gồm 9 xã Bắc Cẩm Xuyên,
3 xã Thạch Hà (Thạch Bình, Thạch Thắng, Thạch Hội) cùng với hệ Bổ túc văn hóa
xã Cẩm Bình vừa đủ một lớp. Đồng thời, trường tuyển sinh khóa đầu tiên gồm 3
lớp A, B, C. Từ đây, phong trào Giáo dục Cẩm Bình được phát huy mạnh mẽ, nở rộ
như hoa mùa xuân. Trường đã được đón tiếp Tổng Bí thư Lê Duẩn, Bộ Trưởng Bộ
Giáo dục Nguyễn Thị Bình, nhà thơ Tố Hữu, nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhà báo nước
Cộng hòa Pháp Văn Vũ Cận, cùng rất nhiều đoàn của Bộ Giáo dục về chỉ đạo.
Phong trào giáo dục Cẩm Bình không chỉ là lá cờ đầu cấp tỉnh mà còn là gương
[80] điển hình của miền Bắc. “Cẩm Bình, Bắc Lý, Hòa Bình” (Trường Thanh niên nội