Page 14 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA ẤN KÝ
P. 14

để chờ đợi kết quả. Chỉ có vài cơ quan báo chí, truyền thông, vì chức năng thông tin,
               đã can đảm phổ biến tin tức của Đại Hội. Nhưng cũng không quảng bá rộng rãi được.
               Do đó, Ban Chấp Hành Trung Ương VNTDC quyết định tự ấn tống hàng trăm ngàn tờ
               truyền đơn và phát hành rộng rãi, liên tục mười bảy (17) số báo Dân Ý, để loan truyền
               tin tức đại hội, thu thập ý kiến rộng rãi của quần chúng về việc thành lập Chính Phủ.

               Ngày 21.10.1990, sau khi vượt qua mọi đe dọa, thử thách và trở ngại, Đại Hội đã
               được triệu tập, nhất trí trao quyền cho Phong Trào VNTDC đứng ra mời gọi thành lập
               chính phủ với danh xưng là Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời Đây là Chính Phủ
               của những người dân Việt bị CS cướp nước. Thể theo lời yêu cầu của một số đồng bào
               nhân sĩ, Phong Trào Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh VNTDC đã mời cụ Nguyễn Trân
               nhận lời hy sinh gánh vác trách nhiệm Thủ Tuớng, một vai trò rất nguy hiểm và chắc
               chắn sẽ chịu nhiều áp lực nặng nề, trong tình hình quá rối ren và phức tạp lúc bấy giờ.
               Nhưng sau đó, cụ Nguyễn Trân xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe, thêm cụ bà lại mang
               trọng bệnh, và vì Văn Phòng Thường Trực không thể tập họp được một Đại Hội có sự
               tham dự của đại diện tất cả người Việt trên toàn thế giới, như cụ mong muốn.

               Vì tình hình chính trị thế giới đột biến quá nhanh chóng, Hoa Kỳ và khối tự do đã tiến
               hành những kế hoạch ảnh hưởng đến Á Châu và Việt Nam. Liên Hiệp Quốc chính thức
               nhận đứng ra giải quyết cuộc diện Cam Bốt, các cao trào trong quốc nội thêm sôi sục
               nổi dậy, đòi tự do và nhân quyền lan tràn khắp nơi. Để kịp thời ứng phó với tình thế
               khẩn trương, rối ren trong quốc nội và hải ngoại, cần phải có ngay một vị lãnh đạo
               sáng suốt, có tinh thần dân tộc và lòng ái quốc chân chính, có lập trường chống Cộng
               vững vàng, minh bạch và dứt khoát, có quá khứ trong sạch, có tình thương đậm đà với
               đồng bào ruột thịt Việt Nam, có tấm lòng tận tụy, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa dân tộc,
               hầu tạo dựng đủ tư thế và cương vị, để lèo lái con thuyền Quốc Gia trong cơn sóng dữ,
               trực diện đương đầu với tà quyền, tà phủ CS Hà Nội, trên khắp các mặt trận chính trị,
               ngoại giao, kinh tế và quốc tế vận.

               Ngày  11.12.1990  một  phiên  họp  khoáng  đại  được  tổ  chức  tại  Văn  Phòng  Thường
               Trực của CPQGVNLT, với sự tham dự của Thư Ký Đoàn trong Đại Hội Dân Chủ Đoàn
               Kết, và một số qúi vị có lòng với đất nước, cùng với Ban Chấp Hành Trung Ương phong
               trào VNTDC, nhất trí đưa đến quyết định mời Ông Đào Minh Quân người đang được
               Thủ Tướng Nguyễn Trân ủy nhiệm làm Xử Lý Văn Phòng Thường Trực của Chính Phủ,
               đứng ra nhận trách nhiệm Quyền Thủ Tướng CPQGVNLT.  Tuy nhiên, Ông Đào Minh
               Quân đã từ chối và đề nghị thỉnh mời những vị nhân sĩ có uy tín hơn. Sau cùng, đại hội
               đã đi đến quyết định trưng cầu ý kiến của đồng bào, bằng cách dùng Phiếu Đề Nghị để
               thỉnh mời một (1) trong số hai mươi bảy (27) nhân sĩ tương đối có tiếng tăm lúc bấy
               giờ ra nhận Trọng Nhiệm Thủ Tướng. Nếu có đồng bào nào không tín nhiệm những vị
               này, có thể  tự đề nghị một  (1) nhân sĩ khác, do chính mình chọn lựa, để thay  Thủ
               Tướng Nguyễn Trân. Dù được đề nghị, nhưng Ông Đào Minh Quân xin rút tên. Do dó,
               trên phiếu Trưng Cầu Dân Ý chỉ có tên của 27 vị mà thôi. Các phiếu này sẽ được mở ra
               vào ngày 20 tháng 2 năm 1991. Điều khó khăn là trong lúc đã thành lập Chính phủ, lại
               không có Thủ Tướng. Văn Phòng Thường Trực và Phong Trào VNTDC một mặt kêu gọi,

                                                                              Hiến Pháp Đệ III VNCH TRANG 14 / 81
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19