Page 12 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA ẤN KÝ
P. 12

kế hoạch tổ chức Quốc Dân Đại Hội. Mặt khác, chúng khơi dậy lòng đố kỵ và tự ái trong
               Tổ Chức An Việt, và mua chuộc báo chí tung những lời đồn đãi, tạo sự ngờ vực trong
               quần chúng. Áp lực nặng nề này khiến Triết Gia Lương Kim Định lo ngại Quốc Dân Đại
               Hội bất thành, lòng dân thêm tan rã, phải dằn lòng tự quyết định giải tán Ban Thường
               Vụ, với lý do: “Vì quá nhiều người tham dự, nên phải mở ra thêm nhiều văn phòng liên
               lạc tại khắp nơi, chứ không tập trung về một cơ quan như trước”.

               Nhìn thấy được nguy cơ đang bị phân hóa, lọt vào âm mưu của kẻ địch sẽ bị ngoại vây,
               nội loạn, chịu sự đánh phá nhiều mặt, trên nhiều trận tuyến, và quan trọng nhất, là để
               tránh gây mất đoàn kết, làm tổn thương niềm tin của đồng bào, dù đã tốn kém quá
               nhiều tâm huyết và tài chính, Ông Đào Minh Quân đành phải tuân hành chỉ thị, ngưng
               mọi hoạt động bên ngoài, nhưng âm thầm củng cố Phong Trào VNTDC, gầy dựng cho
               thế hệ trẻ kế tiếp, tạo thêm tiềm lực, để đương đầu với tình thế khi cần.

               Đầu năm 1990 tình hình thêm khẩn trương, nhiều lực lượng trong quốc nội ra mặt đấu
               tranh, kêu gọi toàn bộ thành phần kháng chiến Nam bộ đang uất hận vì bị CS lừa bịp,
               vắt  chanh  bỏ  vỏ,  cùng  tham  gia  đòi  Tự  Do,  Dân  Chủ  và  Nhân  quyền.  CS  liền  tăng
               cường bắt bớ và đàn áp. Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương CSVN phải cho lưu hành
               tập tài liệu nội bộ có tên “Hoạt Động Của Một Số Thế Lực Thù Địch Và Chống Đối’’ để
               cảnh giác toàn đảng. Nhưng thành phần lãnh đạo trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
               trước đây, như Hoàng Minh Chính, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Nguyễn Văn Trí, đặc biệt là
               Nguyễn Hộ, một thành viên chủ chốt của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) đã
               thức tỉnh, nhận ra họ đã bị lừa gạt làm công cụ chiếm miền Nam, rồi bị cho “ngồi chơi
               xơi nước”, nên rất bất mãn với chế độ bất công và bất xứng của CS Bắc Việt, nên đã
               cùng những người miền Nam từng theo CS tập kết ra Bắc, đứng ra thành lập Câu Lạc
               Bộ Kháng Chiến, để gầy dựng lại tư thế chính trị. Vì không muốn đơn độc, nên họ rất
               muốn liên kết với hải ngoại, khi được tin CPQGVNLT manh nha thành hình, mong tạo
               được sức mạnh liên thủ trong ngoài, để qua đó, đòi quyền tự trị miền Nam, như sự hứa
               hẹn của CS Bắc Việt trước năm 1966. Nhưng nay Bắc Bộ Phủ đã nuốt lời và còn dùng
               thủ  đoạn  vắt  chanh  bỏ  vỏ,  tìm  cách  bắt  bớ,  tiêu  trừ  vây  cánh  của  MTGPMN,  nên
               Nguyễn Hộ chính thức ly khai đảng CS, bỏ Sài Gòn, lánh về Sông Bé, để thành lập Liên
               Minh  Các  Lực  Lượng  Dân  Chủ  ngày  21.03.1990.  Nắm  lấy  cơ  hội  này,  Phong  Trào
               VNTDC quyết định phổ biến Thông Cáo số một, do Ông Đào Minh Quân, Chủ Tịch Ban
               Chấp Hành Trung Ương, đại diện tuyên đọc ngày 30.04.1990, để công khai hóa hoạt
               động và chính thức đề ra giải pháp Tổng Tuyển Cử tại Việt Nam. Cùng ngày, các thành
               viên trong Phong Trào VNTDC đã tích cực hỗ trợ cho cộng đồng Nam Cali rầm rộ xuống
               đường, biểu dương khí thế chống Cộng của người Việt tại hải ngoại, hòa chung với làn
               sóng đấu tranh chống Cộng của đồng bào trong quốc nội. Lần đầu tiên, sau mười lăm
               năm  (15)  lưu  vong,  một  cuộc  tập  họp  trên  ba  ngàn  (3,000)  người  Việt  tại  Nam
               California trong ngày Quốc hận, thể hiện tinh thần chống Cộng quyết liệt.

               Nhiều  hội  đoàn  lực  lượng  người  Việt  tại  hải  ngoại  rầm  rộ  biểu  tình,  tuần  hành,  đọc
               những bản tuyên ngôn, tuyên cáo chống Cộng nẩy lửa. Bọn CS rất nao núng, dồn hết
               mọi nỗ lực để đưa ra một chiến dịch Quốc Tế Vận qui mô, bằng cách nộp hồ sơ tại cơ

                                                                              Hiến Pháp Đệ III VNCH TRANG 12 / 81
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17