Page 8 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA ẤN KÝ
P. 8

dân chúng và các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) đã kiên cường, anh
               dũng chiến đấu, chống đỡ. Nhưng cuối cùng bị thất thủ ngày 30.04.1975.

               Từ ngày CS cưỡng chiếm toàn bộ Việt Nam, nhân dân ta tưởng chừng như sẽ thoát
               được khói lửa chiến tranh, sẽ được hưởng thống nhất hòa bình, cùng chung sức xây
               dựng đất nước. Trái lại, tập đoàn lãnh đạo CS vì quá đắc chí và mãi mê trong ngu muội
               của một chiến thắng ngoài dự trù, đã tự lộ ra những xảo quyệt, tinh ma, trá hình trong
               thời kỳ đấu tranh gian khổ, đã quên đi tình máu mủ đồng bào, nên mau chóng hiện
               nguyên hình là những con ác thú khủng khiếp. Thay vì áp dụng một chính sách ân xá,
               hóa giải hận thù, Bắc Bộ Phủ đã dùng biện pháp trả thù tàn bạo, cầm tù, sát hại biết
               bao nhà ái quốc, những anh tài của đất nước, mong tiêu diệt mầm móng chống đối tại
               cả hai miền Nam-Bắc, tiếp tục gây biết bao thương tâm và tội ác đối với nhân dân Việt
               Nam, cùng hai nước láng giềng, Lào và Cam Bốt.

               Chương 1.4: Bối Cảnh Lịch Sử

               Gần  một  trăm  năm  cận  đại,  kể  từ  cuộc  khởi  nghĩa  của  Phong  Trào  Cần  Vương,  do
               Trung Thần nhà Nguyễn chủ xướng, là giai đoạn đầu tiên chống thực dân Pháp. Giai
               đoạn hai, do hai nhà ái quốc: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khai sinh. Tuy bắt
               nguồn từ tư tưởng thái Tây, nhưng có ý niệm quốc dân, đã bừng lên một số ý thức căn
               bản cho các cuộc đấu tranh cách mạng kế tiếp. Vì chủ trương của hai nhà cách mạng
               này có phần khác biệt, đã tạo nên mầm móng cho nhiều khuynh hướng đấu tranh sau
               này. Trong đó, có hai khuynh hướng chính: Một là vận động nước ngoài hỗ trợ, như
               Phong Trào Đông Kinh Nghĩa Thục, hai là khuynh hướng tổ chức Đảng từ trong nước,
               như Quốc Dân Đảng, Duy Dân và Đại Việt phối hợp nhau. Nhưng tựu trung vẫn chưa
               thể huy động toàn lực nhân dân Việt Nam thành khối thống nhất. Để rồi cuối cùng sinh
               ra cuộc tranh chấp nhau kịch liệt, giữa những Đảng phái Quốc Dân và đảng lao động
               Đông Dương, tức Việt Nam Quốc Tế Đồng Minh Hội, gọi tắt là “Việt Minh”, là tiền thân
               của đảng CS Việt Nam trá hình.

               Thật  ra,  hai  khối  này  tuy  chủ  trương  vận  động  toàn  dân  kháng  Pháp,  nhưng  về  tư
               tưởng, phương cách hoạt động đều bị ảnh hưởng từ nước ngoài. Nhất là Việt minh,
               hoàn toàn do sự lãnh đạo bí mật của đảng CS quốc tế, đặt tổng hành dinh tại Mạc Tư
               Khoa. Khối còn lại, gồm Phong Trào Đông Kinh Nghĩa Thục (Kỳ Ngoại Hầu Cường Để)
               chịu ảnh hưởng của Nhật và Quốc Dân Đảng, thì bị chi phối bởi Quốc Dân Đảng Trung
               Hoa. Dù vậy, hai khối cực này cũng không đủ thực chất dân tộc và phương cách hành
               xử thiếu tinh thần dân chủ, nên chưa thể gầy dựng và huy động được sức mạnh của
               toàn dân. Cuối cùng, CS Đông Dương dựa vào đệ tam quốc tế CS, dùng thủ đoạn lừa
               bịp và bạo lực dã man, để sát hại và cướp công kháng chiến của tất cả các khối lực
               khác và chiếm được miền Bắc Việt Nam. Âm mưu này do Hồ Chí Minh, một gián điệp
               Tàu Cộng, đã được cải dạng thành một (1) người Việt Nam, lấy tên của một (1) người
               thư ký Việt Nam tên là Nguyễn Sinh Cung tự hai Côn, tức Nguyễn Tất Thành, con của
               cụ Nguyễn Sinh Huy, quê quán tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An, sau
               khi Nguyễn Sinh Côn bị thiêu cháy trong trận hỏa hoạn tại thư viện Hồng Kông năm

                                                                               Hiến Pháp Đệ III VNCH TRANG 8 / 81
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13