Page 11 - BA CHUA MO
P. 11

BÀ CHÚA MÕ - HUYỀN TÍCH VÀ ƯỚC VỌNG  |  9

           tiền bạc cho người nghèo đói, tập hợp muôn dân trong vùng

           đến đây khai khẩn lập ấp, trồng cấy tích trữ lương thảo, tập
           luyện dân binh để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc

           Nguyên  -  Mông.  Để  điều  hành  công  việc  hằng  ngày,  Công
           chúa nghĩ ra cách dùng tiếng mõ. Bà quy ước, nếu trong ngày,
           mọi người hễ nghe tiếng mõ ở chùa thì về nhà nghỉ ngơi, ăn

           uống; nghe tiếng mõ ở quán thì đi làm việc..., tất cả cứ theo
           tiếng mõ mà làm. Từ đó những tên gọi như chợ Mõ, làng Mõ,

           chùa Mõ,... ra đời và truyền đến ngày nay. Công chúa Quỳnh
           Trân được mọi người trong vùng gọi với cái tên trìu mến là
           “Bà chúa Mõ”.

                 Ngày Công chúa viên tịch, thi hài của Bà được đưa về Kinh

           Sư lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông ra sắc chỉ tặng phong Bà
           là Trần Triều A Nương Thiên Thính Quỳnh Trân Công chúa; Cho

           xã Nghi Dương rước sắc phong về lập đền thờ (Công chúa Quỳnh
           Trân được cùng thờ ở cả 5 làng là Nghi Dương, Xuân Dương, Tú
           Đôi, Du Lễ và Mai Dương). Đền Mõ có từ đó và được người dân

           bốn mùa hương hoa, lưu giữ đến ngày nay.

                 Trong tâm thức của người dân vùng Nghi Dương xưa (gồm
           cả xã Ngũ Phúc ngày nay), Công chúa Quỳnh Trân là vị Thành

           hoàng có công khai trang lập ấp, bảo trợ cho sự hình thành và
           phát triển của làng xã nơi đây. Cũng từ đó hằng năm, nhằm vào
           ngày 12 tháng hai âm lịch, lễ hội đền Mõ được người dân tổ chức

           nhằm lưu giữ và tưởng nhớ công đức của Bà đối với dân làng.
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16