Page 109 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 109

sâu, vùng xa nhằm phát triển sản xuất hàng hóa, đẩy lùi nạn tín dụng đen, góp phần

                  xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.



                     ĐÓNG GÓP CỦA CÁC XÃ THỊ TRẤN CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


                                AN DƯƠNG ĐOÀN KẾT SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
                                                                       Ban Chấp hành Đảng bộ xã An Dương

                         Xã An Dương, trước Cách mạng tháng 8 là phần đất xã Dương Lâm và Yên Lễ.
                  Sau Cách mạng tháng 8 chính thức sáp nhập thành xã An Dương, đến năm 1955 chia
                  tách ra hai xã Hồng Phong và Hùng Tiến, năm 1973 lại đổi tên thành Dương Lâm và
                  Yên Lễ. Năm 1978 tiếp tục sáp nhập thành xã An Dương cho tới nay. Với diện tích tự
                  nhiên 11,48km , trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 725,28 ha, đất vườn
                                   2
                  đồi là 423,2 ha. Hiện nay dân số của An Dương có 8020 người và 2080 hộ gia đình
                  trong đó có  300 hộ công giáo. Về dân tộc chủ yếu là dân tộc Việt, gần 100 hộ dân tộc
                  Tày, Nùng.

                         Dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước, sự điều hành của chính
                  quyền các cấp, nhân dân xã An Dương phát triển không ngừng. Trong lĩnh vực phát
                  triển kinh tế, thương mại dịch vụ, quản lý tài nguyên môi trường và xây dựng cơ sở hạ
                  tầng.  Sản  xuất  nông  nghiệp  với  diện  tích  gieo  trồng  964,7  ha,  sản  lượng  lúa  52,6
                  tấn/ha, sản lượng cây lương thực có hạt 2932,1 tấn/ha. Ngoài cây lúa Nhân dân quan
                  tâm đến cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ngô ngọt 75ha, cây ớt 20ha, cây ăn
                  quả trên 150ha, hình thành được 5 vùng sản xuất lúa chất lượng tập trung, 03 mô hình
                  sản xuất giống mới, giá trị sản xuất đạt 103 triệu/ha canh tác. Tốc độ đẩy giá trị sản
                  xuất bình quân 118,36%/năm. Nuôi trồng thủy sản đạt 95,2 Ha, sản lượng bình quân
                  đạt 920 tấn/năm và giá trị sản xuất 35,7 tỷ /năm, xã đã có 39 trang trại, gia trại chăn
                  nuôi  chế biến. Tổng đàn trâu bò là 1250 con, sản lượng xuất chuồng 57 tấn/năm, giá
                  trị 13,11 tỷ đồng, đàn lợn 13500 con, sản lượng 726,7 tấn/năm, giá trị đạt 39,17 tỷ
                  đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 33,66% tổng vốn đầu tư là 24,2 tỷ
                  đồng. Thương mại dịch vụ đạt 10,48%, xã hiện có 04 hợp tác xã và 6 doanh nghiệp
                  hoạt động có hiệu quả. Quản lý đất đai nghiêm túc thực hiện dồn điền đổi thửa được
                  3/19 thôn, hoàn thành kế hoạch cấp giấy chứng nhận QSDĐ đúng yêu cầu phát triển
                  kinh tế xã hội của địa phương. Xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tích cực và nâng
                  cao, hệ thống đường, trường, trạm đồng bộ, cứng hóa được 64,55 km đường bê tông.
                  Bức tranh kinh tế đã được thay thế bằng những gam màu sáng, niềm tin của người
                  dân với sự phát triển của địa phương được khẳng định.










                                                                108
   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114