Page 112 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 112

Theo tài liệu lịch sử, hầu hết các thôn làng ở xã Cao Xá đều là người Việt Cổ sinh sống, có
                  từ 400-500 năm về trước. Lịch sử Cao Xá gắn liền với lịch sử thăng trầm của đất nước , năm
                  1946 xã  Ngô Xá, xã Lăng Cao, làng Yên, làng Dinh của tổng Yên Lễ  thuộc huyện Yên Thế

                  Hạ hợp thành xã Vinh Quang, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Các dòng họ bản địa là: họ
                  Giáp, họ Nguyễn, họ Đồng, họ Dương, họ Hoàng, họ Trần…. Đến năm 1960 - 1961 xã Cao Xá

                  đón nhận những người dân xã Xuân Phong, Xuân Bắc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định và
                  nhân dân huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh lên lập nghiệp và xây dựng quê hương mới tại các
                  thôn Trung Lương  Xuân Tân (nay là thôn Xuân Tân 1, thôn Xuân Tân 2). Đến năm 1971 xã

                  Vinh Quang đổi tên là xã Cao Xá.
                        Nằm trong vùng đất có bề dày lịch sử, Cao Xá đã cùng cả nước trải qua tiến trình xây
                  dựng và giữ gìn nền độc lập của dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử, các thế hệ người dân

                  Cao Xá đã kề vai sát cánh bên nhau, chung lưng đấu cật chống chọi với thiên nhiên và giặc
                  ngoại xâm để bảo vệ quê hương, mở mang địa vực cư trú, phát triển sản xuất, biến vùng
                  đồi núi rậm rạp, hoang vu thành một vùng quê trù phú, dân cư đông đúc với một nền văn

                  hóa đặc sắc. Nhân dân Cao Xá có truyền thống văn hiến và tinh thần kiên cường chống
                  giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.

                        Xã Cao Xá có tổng diện tích 1512,09ha nằm ở phía Tây huyện Tân Yên, cách huyện
                  lỵ khoảng 1km. Phía Đông giáp Thị trấn Cao Thượng, xã Việt Lập; Phía Tây giáp xã Ngọc
                  Châu; Ngọc Thiện; Phía Nam giáp xã Ngọc Lý; Phía Bắc giáp xã An Dương và xã Liên

                  Sơn. Hiện nay xã Cao Xá có 25 thôn, với tổng số 3361 hộ, 13265 nhân khẩu. Đảng bộ xã
                  có 497 đảng viên, sinh hoạt ở 30 chi bộ. Xã có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng,

                  kinh tế của huyện, cách trung tâm huyện Tân Yên 1km, có đường quốc lộ 17, Tỉnh lộ 295,
                  298 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng
                  khác. Do chú trọng đầu tư xây dựng, đến nay đường dân sinh trong xã đã được bê tông hóa

                  100% tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh và đi lại của
                  nhân dân.
                        Cao Xá có quá trình hình thành, tụ cư lâu dài gồm nhân dân sở tại và nhân dân nhiều địa

                  phương khác tới định cư, nhưng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất nhân dân các làng xã
                  luôn đoàn kết, chung lưng đấu cật xây dựng quê hương Cao Xá giàu đẹp.
                        Sự hội nhập đã hình thành nên nhiều giá trị văn hóa chung rất quý báu, mang những nét

                  đặc trưng riêng của cư dân nơi đây. Do là vùng bán sơn địa, từ xa xưa nhân dân Cao Xá chủ
                  yếu sống dựa vào nông nghiệp trồng lúa nước, nên nhân dân luôn có tinh thần tương thân,

                  tương ái, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình tồn tại và phát triển.
                         Kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ lãnh đạo, nhân dân Cao Xá đã phát
                  huy truyền thống của cha ông, đoàn kết một lòng, kiên cường, bất khuất, không sợ hy sinh,

                  gian khổ, cùng với nhân dân cả nước vùng lên chặt tan xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân,


                                                                111
   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117