Page 173 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 173

Hội văn hóa Cứu quốc đã lên ở Đồi Cháy, thôn Cầu Đen; như nhà văn Kim Lân, Đỗ
                  Nhuận, Trần Văn Giầu, Trần Huy Liệu, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, họa sĩ Tạ Thúc
                  Bình, Trần Văn Cẩn, nhà văn Tú Mỡ, Nam Cao. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện
                  quan trọng trong đời sống văn nghệ kháng chiến thời kỳ chống thực dân Pháp như:

                  Thành lập Hội văn nghệ Việt Nam; một số nhà văn được kết nạp vào Đảng; nhà văn
                  Ngô Tất Tố qua đời… Cũng tại khu đồi này, hàng loạt tác phẩm văn học bất hủ phục
                  vụ kháng chiến của văn nghệ sĩ đã ra đời. Nhà văn Kim Lân viết truyện ngắn “Làng”,
                  “Vợ nhặt”, “Con chó xấu xí”. Ngô Tất Tố sáng tác nhiều thể loại. Có thể kể: “Bùi

                  Thị Phác”, “Vĩnh Thụy Ca” (chèo), “Buổi chợ trung du”, “Quà tết bộ đội”, “Anh
                  Lạc” (truyện). Đặc biệt là Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác rất nhiều tác phẩm ở Đồi
                  Cháy như: hai tập thơ “Trời xanh”, “Sông núi quê hương”; Bộ tiểu thuyết Cửa biển
                  gồm 4 tập: Sóng Gầm (1961); Cơn bão đã đến (1963); Thời kỳ đen tối (1973); Khi

                  đứa con ra đời (1976) tiểu thuyết cuối cùng của ông có tên gọi “Núi rừng Yên Thế”
                  (đang viết dở tập II) thì ông qua đời vào ngày 2/5/1982 tại nhà riêng ở khu Đồi Cháy,
                  xóm Cầu Đen, xã Quang Tiến…  Nội dung các tác phẩm đã phản ánh một giai đoạn
                  lịch sử vẻ vang của dân tộc. Vì thế Đồi cháy trở thành địa danh mang tên “Đồi Văn

                  hóa kháng chiến”. Những mảnh đất Tỉnh Đạo, Núi Rền Trại Han, Cầu Đen đã đi vào
                  truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta, là niềm tự hào của đất và các
                  thế hệ người dân Quang Tiến. Cũng chính vì lẽ đó, nơi đây có các di tích lịch sử văn
                  hóa và lịch sử cách mạng; như (2) di tích cấp tỉnh; di tích Thành Tỉnh Đạo (thôn Chính

                  Ngoài và Chính Trong); di tích Đồi văn hóa kháng chiến (thôn Cầu Đen); (1) cây sanh
                  trên 140 tuổi (thôn Tân Lập), được xếp hạng cây di sản Việt Nam.





















                                                             Cây sanh trăm tuổi




                                                                172
   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178