Page 78 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 78
đồng thời chỉ đạo đồng chí bí thư đảng ủy, đồng chí chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp
đến các hộ dân để tuyên truyền, vận động, giải thích và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP “BỘ ĐỘI CỤ HỒ”
TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY
Ban CHQS huyện
“Bộ đội Cụ Hồ” - tên gọi bình dị nhưng vô cùng cao quý mà Nhân dân dành
tặng, tôn vinh Quân đội ta. Đó là hình tượng cao đẹp, tập trung những phẩm chất ưu
tú của người quân nhân cách mạng, một giá trị văn hóa - đạo đức của con người Việt
Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phẩm chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” được xây đắp
nên từ sự phấn đấu, hy sinh vô bờ của lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ; được Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công tổ chức, giáo dục, rèn luyện; được Nhân dân hết lòng
thương yêu đùm bọc, giúp đỡ, nuôi dưỡng. Những phẩm chất quý giá đó càng được tô
thắm thêm qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, thực tiễn xây dựng, chiến đấu, phát
triển và trưởng thành của Quân đội, được các thế hệ lưu truyền, kế tục và phát huy.
Đó là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, là niềm vinh dự, tự hào và là động lực mạnh
mẽ, thôi thúc cán bộ, chiến sĩ Quân đội không ngừng phấn đấu, rèn luyện để xứng
đáng với danh hiệu cao quý, với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; với
lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân,
sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Ngày 6-11-1957, thực hiện Nghị định số 532/CP của Chính phủ, huyện Tân
Yên được thành lập trên cơ sở chia tách huyện Yên Thế. Đầu năm 1958, các ban,
ngành của huyện được hình thành. Ngày 1-4-1958, Huyện đội Tân Yên được thành
lập và lấy đó là Ngày truyền thống của lực lượng vũ trang huyện.
Vùng đất Tân Yên có bề dày truyền thống lịch sử, thượng võ, cần cù trong lao
động, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân trong huyện đã tổ chức chiến đấu 126
trận đánh. Điển hình là ngày 25-11-1947, từ thị xã Phủ Lạng Thương, hàng nghìn tên
Pháp càn quét vào Tân Yên bằng đường thủy theo sông Thương, sau đó đổ bộ lên bến
Lục Liễu và đường 284. Dân quân, du kích huyện đã mai phục xung quanh cầu treo
Điếm Tổng, chặn bước tiến của địch.
Các ngày 18, 20 và 23-5-1950, Pháp mở trận càn quy mô lớn với 700 tên vào
các làng xã đã bị bộ đội của huyện chặn đánh. Nhìn lại 9 năm kháng chiến chống
Pháp, huyện đã huy động 8.157 lượt người tham gia dân công phục vụ các chiến dịch;
2.395 người trực tiếp chiến đấu, toàn huyện tiêu diệt 1.030 tên địch (trong đó có 180
lính Pháp), bắt sống 25 tên, gọi hàng 17 tên, thu 178 súng, phá hủy ba xe quân sự của
địch, góp phần cùng quân, dân trong tỉnh và cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên
Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
77