Page 18 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 18
16 XỨ ĐÀNG TRONG
trong quá trình rộng lớn của cuộc Nam tiến, sự phát triển của
Việt Nam về phía nam.
Sự phát triển dần dần xuống phía nam này đã tạo nên một
vùng đất, nơi đó Khổng giáo, một ý thức hệ đã chiếm địa vị
thống trị ở phía bắc từ triều Lê Thánh Tông, đã không được đề
cao, thậm chí, về căn bản, hầu như không được biết đến. Điều
này xem ra cho phép nghĩ tới một vùng biên nhiều hứa hẹn đối
với sự phát triển của các lực lượng chính trị mới. Họ Nguyễn
mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong luận án này quả đã tạo nên được
một bối cảnh như thế cho lịch sử Việt Nam.
Từ thế kỷ 17, đồng bằng sông Hồng đã không còn là trung
tâm duy nhất của văn minh Việt Nam. Một bức tranh hoàn toàn
mới đã được phác họa. Ngoài Thăng Long, một trung tâm mới
là Huế đã xuất hiện. Ngoài đồng bằng sông Hồng, một vùng
kinh tế khác đã hình thành. Đó là vùng Thuận Quảng. Đây
không đơn thuần là vùng kinh tế cũ được mở rộng ra. Đúng
hơn, chúng ta đang đứng trước một vùng đất mới đang phát
triển với một bối cảnh văn hóa khác và một dân cư hoạt động
trong những hoàn cảnh hoàn toàn khác. Khi người Việt ở phía
nam chấp nhận những cái tên mới họ đặt cho hai miền - vùng
ở “trong” (Đàng Trong) chỉ vùng đất của họ và vùng ở “ngoài”,
(Đàng Ngoài) chỉ phía bắc - thì rõ ràng là đã có sự khác biệt
1
giữa hai miền Nam, Bắc. Sự khác biệt này mang một ý nghĩa
quan trọng: từ nay, sẽ có hai cách thức làm người Việt Nam khác
nhau. Sự khác biệt giữa hai tên gọi này còn cho thấy một cách
rõ ràng là hai miền đất tuy có khác nhau, nhưng đối với người
ở phía nam, hai miền này cũng phải được coi là bình đẳng.
1 Hai từ này xuất hiện trong Dictionarivm Annamiticvm, Lvsitanvm, et Latinvmope, Typis. &
Sumptibus eiusdem Sacr. Congreg, Rome, 1651, trg. 201. Các từ này dường như do người ở phía nam
tạo ra vào thập niên 1620.
www.hocthuatphuongdong.vn