Page 19 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 19
DẪN NHẬP 17
Đây là một thay đổi căn bản và đầy ấn tượng trong lịch sử
Việt Nam. Về tầm quan trọng, sự kiện này có thể sánh với việc
Việt Nam giành được độc lập từ tay Trung Hoa vào thế kỷ 10.
Thoạt nhìn, sự kiện có dáng dấp một câu chuyện về một dòng
họ đã có thể tồn tại và triển nở về mặt chính trị sau khi đã đánh
mất quyền hạn đang có ở triều đình tại Thăng Long. Nhưng về
bản chất, đây lại là một sự kiện đã dẫn đến việc thành lập một
hệ thống nhà nước mới và một nền văn hóa mới phồn thịnh .
1
Những thay đổi diễn ra trong hai thế kỷ chắc chắn đã đóng
một vai trò tích cực trong nền văn hóa Việt Nam.
Sự đoàn kết dân tộc và cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là
hai chủ đề trọng tâm của Việt Nam thời hiện đại. Tiếc thay, cuộc
thử nghiệm của họ Nguyễn đã đi ngược lại cả hai chủ đề này.
Thứ nhất, chế độ họ Nguyễn đã phá đổ sự thống nhất quốc gia
trong 200 năm. Thứ đến, Nguyễn Ánh đã đánh bại cuộc “khởi
nghĩa” Tây Sơn, với sự giúp đỡ của “thực dân phương Tây”.
Có lẽ do đó mà một số nhà viết sử của Việt Nam có khuynh
hướng hạ thấp lịch sử Đàng Trong. Vương quốc họ Nguyễn
thường được xem như một biến thể có tính địa phương của
triều Lê và của nền văn hóa theo Nho giáo, không khác Đàng
Ngoài là mấy . Người ta có khuynh hướng bàn về một nước “Đại
2
Việt” duy nhất với những “nét đặc trưng chung Việt Nam” ngay
cả vào các thế kỷ 17 và 18 . Nhưng, như sẽ được trình bày trong
3
công trình nghiên cứu này, chúng tôi lại hoàn toàn nghĩ khác:
vào thời đó, không chỉ có hai nước “Đại Việt” mà còn có thể
1 Từ 1600, Nguyễn Hoàng quyết định tự mình đi theo con đường của mình mà không tham khảo ý kiến
của triều đình. Dòng dõi của ông đã kiên trì đi theo con đường này của ông.
2 Về dung mạo Nho giáo của họ Trịnh ở phía bắc, xem Keith Taylor, “The literati revival in seventeenth-
century Viêtnam”, Journal of Southeast Asian Studies, no.1, bộ XVIII, 1987.
3 Thái độ này cũng có thể tìm thấy nơi một số nhà nghiên cứu ngoại quốc. Xem, chẳng hạn, Insun Yu’s
Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam, Asiatic Research Center, Korea
University, Seoul, 1990.
www.hocthuatphuongdong.vn