Page 24 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 24

22                                               XỨ ĐÀNG TRONG


             trang mạnh hơn đánh bại có thể kéo lên lẩn trốn ở đây để duy
             trì một sự tự trị nào đó. Trường hợp đầu tiên có lẽ là trường

             hợp các dân tộc được gọi là Mọi. Họ bị người Chăm xua đuổi
             khỏi đồng bằng. Kế đó đến lượt một số đông người Chăm. Họ
             phải rút lên đây trước sức ép của người Việt.




             Champa sau 1471


                Các nguồn tư liệu mới được nghiên cứu  còn cho thấy rằng,
                                                         1
             không như người ta tưởng trước đây, dân cư của vương quốc
             này bao gồm không chỉ những người thuộc dân tộc Chăm mà
             cả các nhóm dân nói tiếng Austronesia như Jarai, Rhađê, Churu,

             và Roglai và các nhóm dân nói tiếng Austroasiatic như Mnong
             và Stiêng. Đây là một phát hiện rất quan trọng: nó đảo lộn cách
             hiểu của chúng ta về Champa. Trước đây, các nhà nghiên cứu
             đã đi theo con đường đã được vạch ra trong công trình nghiên
             cứu đầu tiên của Aymonier về vùng này. Trong công trình này,
             tác giả đã áp dụng một mô hình “quốc gia” không thích hợp
             cho rằng Champa là lãnh thổ của người Chăm, theo kiểu nước
             Pháp là lãnh thổ của người Pháp. Nhưng, như Po Dharma mới
             đây cho thấy, từ nguyên học của từ “cam” không dính dáng gì

             tới “Campa” cả, về mặt lịch sử cũng như về mặt dân tộc học.
             Trong khi “cam” có nghĩa là người Chăm, thì “Campa”, trong
             “nagara Campa” - tên do chính người dân đặt cho vương quốc




             1   Trừ các phần có ghi rõ, đoạn này tóm tắt việc nghiên cứu gần đây nhất. Xem cách riêng Po Dharma,
                Le Panduranga (Campa) 1802-1835. Ses rapports avec le Vietnam (Paris: EFEO, 1987), 2 tập; Actes
                du Séminaire sur le Campa organisé à L’Université de Copenhague, le 3 Mai 1987, (Paris: Travaux
                du Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule indochinoise, 1988), cách riêng Bernard Gay,
                “Une nouvelle sur la composition ethnique du Campa”, tr. 49-56 và Po Dharma, “État des dernières
                recherches sur la date de l’absorption du Campa par le Vietnam”, tr. 59-70. Cũng xem Pierre-Bernard
                Lafont, “Le grandes dates de l’histoire du Campa”, trong Le Campa et le Monde Malais (Paris: Centre
                d’Histoire et Civilisations de la Péninsule indochinoise, 1991), tr. 6-25.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29