Page 241 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 241

CUỘC SỐNG Ở ĐÀNG TRONG: HỘI NHẬP VÀ SÁNG TẠO                 239


               Phong trào Tây Sơn ra đời tại một vùng có sự pha trộn về
            mặt văn hóa và đã thu hút được nhiều nguồn lực tạo nên sức

            mạnh của phong trào. Không ít những nguồn lực này là những
            truyền thuyết và thần thoại của địa phương.
               Một trong số những truyền thuyết quan trọng nhất là truyền
            thuyết kể về một cây kiếm thần. Người chủ của cây kiếm thần

            này, theo truyền thuyết, sẽ không bao giờ bị tổn thương. Nơi
            người Khmer, Jorai, Bahnar, Mnong và một số dân tộc tại cao
            nguyên khác cũng có những truyền thuyết tương tợ về cây kiếm
            thần. Vua Thủy Xá ở Cao nguyên, được coi là chủ của một cây
            kiếm thần này, đã nhắc nhở vua Khmer phải triều cống hằng
            năm . Cây kiếm này quyền phép đến độ có thể gây uy thế cho
                 1
            người làm chủ và đem lại cho chủ của nó quyền năng siêu nhiên
            để chiến thắng trong mọi chiến trận. Quan trọng hơn nữa, đây
            là biểu tượng của vương quyền. Leclerc trích sách Ký sự tả vào

            năm 1613 cảnh nhà lãnh đạo người Khmer, Soryopor “cầm cây
            kiếm thần ngồi dưới một chiếc lọng thần” để tuyên thệ nhậm
            chức . Hickey nói là các nhà lãnh đạo người Chăm ban cho các
                 2
            tướng chư hầu “một cây kiếm Chăm và mộc và tước hiệu botao
            hay potao của Chăm”, có nghĩa là “ngài” hay là “thầy”, và trong
            một số hoàn cảnh, tương đương với tước “vua” .
                                                             3
               Do đó, việc Nguyễn Nhạc, vào thời kỳ phong trào mới nổi
            dậy, tuyên bố ông có “một cây kiếm thần” là một điều dễ hiểu.
            Theo Chính biên liệt truyện sơ tập của triều Nguyễn thì Nhạc:
            “có được một cây kiếm một hôm khi ông đi qua núi An Dương





            1   Hickey đã bàn một cách chi tiết đến các truyền thuyết này trong cuốn Sons of the Mountains của
               ông, trg. 126-136.
            2  Leclerre, Histoire du Combodge, trg. 337.
            3  Hickey, Sons of the Mountains, trg. 117.




                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246