Page 243 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 243
CUỘC SỐNG Ở ĐÀNG TRONG: HỘI NHẬP VÀ SÁNG TẠO 241
Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến câu truyện khá nổi tiếng
kể là Nguyễn Nhạc đã cưới một người Bahnar làm vợ thứ. Bà
vợ này có tài thuần phục voi . Đúng hay sai, câu chuyện dù sao
1
cũng cho thấy một mối quan hệ chặt chẽ giữa Tây Sơn và các
dân tộc địa phương.
Một khía cạnh khác của phong trào Tây Sơn có ý nghĩa đối
với địa phương cũng đã được biểu thị trong việc họ sử dụng
màu đỏ để làm cờ. Sự kiện này đã bị hiểu sai. Các nho sĩ của
triều Nguyễn trong thế kỷ 19 hiểu sự kiện này theo Kinh dịch
và cho rằng màu đỏ là màu của phía nam. Nhưng Tạ Chí Đại
Trường cho biết là không thể hiểu màu đỏ này theo Kinh dịch
vốn xuất phát từ một tác phẩm Khổng học. Theo ông nghĩ thì
Tây Sơn có một ý thức mạnh mẽ là mình ở phía tây, như lời sấm
sau đây cho thấy “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công”. Do đó, màu
đỏ, đối với họ là một “màu của thần của phương Tây từ trong
rừng núi, thần nói gọn của cõi thiêng liêng bí ẩn” . Chapman
2
ghi nhận là cách ăn mặc của Nguyễn Nhạc “khác biệt bởi màu
đỏ, người dưới quyền không ai được sử dụng màu đỏ này trong
y phục hay trong trang bị” . Đây là điều rất khác với miền Bắc.
3
Ở phía bắc, màu vàng là màu vương giả, như ở Trung Hoa vậy.
Tạ Chí Đại Trường giải thích: “Rõ ràng là ảnh hưởng của vùng
rừng núi, của tin tưởng trong đám dân thiểu số đã thâm nhập
và trở thành ý thức chủ đạo của Tây Sơn buổi đầu” .
4
Thực tế, vào thời kỳ ấy, ở Đàng Trong cũng như ở Đàng
Ngoài, người dân vẫn hiểu Tây Sơn là “phía tây.” Từ thông
thường nhất phía Nguyễn Ánh dùng để chỉ Tây Sơn là “Tây
1 Vũ Minh Giang, “Tây Sơn Thượng đạo, căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, trong Tây Sơn Nguyễn
Huệ, trg. 134-135.
2 Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người và Đất Việt, trg. 234.
3 Chapman’narrative, trong Lamb, The Mandarin Road to Old Hue, trg. 101.
4 Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người và Đất Việt, trg.234.
www.hocthuatphuongdong.vn