Page 32 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 32

30                                               XỨ ĐÀNG TRONG


                Trong bối cảnh đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm gợi ý cho Nguyễn
             Hoàng lui về phía nam là chuyện tự nhiên. Nhưng Nguyễn

             Hoàng đã không đi một mình. Tiền biên ghi nhận là có nhiều
             quan lại cùng với gia đình họ đã theo Nguyễn Hoàng tới đất
             Thuận Hóa năm 1558. Nhiều hương khúc và nghĩa dũng cũng
             đi theo họ. Chắc chắn là có nhiều người trong số họ ra đi với
             mục đích tìm một tương lai sáng sủa hơn tại vùng đất mới, chứ
             không phải như trường hợp của Nguyễn Hoàng để lẩn tránh
             một tình huống nguy hiểm.

                Chúng ta cũng còn phải kể đến một số thành phần được coi
             là ưu tú khác đã cùng với Nguyễn Hoàng và đoàn tùy tùng đi
             về phương Nam và định cư vĩnh viễn ở đây. Họ là những trung
             thần của nhà Lê. Một gia phả ở Quảng Nam ghi nhận ông tổ
             của họ là một viên chức cao cấp của Lê Duy Tri, anh em với
             vua Lê Kính Tông (1600-1619). Khi vua Lê Kính Tông bị chúa

             Trịnh ép thắt cổ chết vào năm 1619, Lê Duy Tri và tùy tùng đã
             tới trốn ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa và ở xã Thanh Châu,
             phủ Điện Bàn, Quảng Nam năm 1623 . Cũng chính Tiền biên đã
                                                   1
             ghi là một số quan chức cao cấp của nhà Lê đã bỏ đi về phương
             Nam năm 1558 với Nguyễn Hoàng và nhiều gia đình cùng quê
             với họ Nguyễn ở Thanh Hóa .
                                           2
                Có những người đã tới vùng đất miền Nam này trước đó,
             theo lời kêu gọi của vua Lý Nhơn Tông vào thế kỷ 12. Nhưng
             chúng ta khó có thể tìm ra tung tích của họ. Tuy nhiên, một số




             1   Gia phả của một gia đình họ Lê ở xã Thanh Châu, tổng Thanh Châu, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
                Trích dẫn từ Nguyễn Chí Trung. “Bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành khối cộng đồng cư dân Hội
                An”, ronêô, 1988, trg. 33.
             2   Trong số 22 quan nhất phẩm của họ Nguyễn có 19 xuất thân từ huyện Tống Sơn, Thanh Hóa. Đó là:
                Nguyễn Hữu Dật, tướng của họ Nguyễn; Nguyễn Cửu Kiều, tướng của họ Nguyễn; Trương Phước Phan,
                tướng của họ Nguyễn, ông của Trương Phúc Loan cũng như một nửa (5) số hoàng hậu của họ Nguyễn
                trước 1802. Một số viên chức cao cấp khác cũng xuất thân từ các gia đình ở Thanh Hóa: Nguyễn Hữu
                Tiến, tướng họ Nguyễn, từ huyện Ngọc Sơn, xứ Thanh Hóa; Đào Duy Từ, viên chức cao cấp của họ
                Nguyễn, cũng từ huyện Ngọc Sơn, xứ Thanh Hóa. Xem Liệt truyện tiền biên.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37