Page 35 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 35
VÙNG ĐẤT MỚI 33
Việc các chúa Nguyễn lập cơ sở tại đây vào năm 1558 đã đánh
dấu một đường phân nước trong quá trình Nam tiến. Từ nay,
cuộc tiến xuống phía nam trở thành một phong trào trọng yếu.
Từ thời điểm này, người Việt Nam, như một dòng sông chảy,
tuy chậm nhưng liên tục, vượt qua ranh giới Việt-Chăm tiến
xuống phía nam.
Để có đủ nhân lực, họ Nguyễn khuyến khích dân từ các nơi
khác đến định cư ở đây. Người mới đến không phải trả thuế
trong ba năm đầu định cư. Đất do chính họ khẩn được sẽ là
của riêng họ. Do đó, cho tới năm 1669, chính sách thuế còn sơ
sài. Nhiều nơi không hề biết thuế là gì . Các điều kiện này chắc
1
chắn có sức hấp dẫn người dân từ phía bắc.
Một số khía cạnh khác của cuộc Nam tiến cũng cần phải
được xem xét một cách chi tiết hơn. Một trong số các khía cạnh
này là vai trò của hai vùng Thanh Hóa và Nghệ An. Hai vùng
này quả đã đóng một vai trò thiết yếu trong lịch sử của cuộc
Nam tiến. Trước hết, số dân cư mới của vùng đất phía nam
thường xuất phát từ hai vùng này. Trong những thời kỳ thảm
khốc của lịch sử cuối thế kỷ 16 và giữa thế kỷ 18, một nửa số
nạn đói tại Việt Nam đã tập trung vào hai vùng đất nói trên.
Vì hai xứ Thanh Hóa và Nghệ An nằm kế cận nhau nên đã trở
thành điểm xuất phát của cuộc Nam tiến.
Thứ đến, nhiều nhân vật từng đóng vai trò chủ chốt trong
lịch sử thời Nguyễn đã xuất thân từ đất Thanh Hóa và Nghệ An
này. Đào Duy Từ, cha đẻ của hai bức lũy lớn tại Quảng Bình
và Nguyễn Hữu Tiến, một trong hai vị tướng nổi tiếng nhất
của buổi đầu thời các chúa Nguyễn, đều là người Thanh Hóa.
Trong số những người từ Nghệ An đến, có tổ tiên của Nguyễn
Đăng Đệ, một vị quan nổi tiếng thời Nguyễn Phúc Chu (1691-
1 Xem chương 5.
www.hocthuatphuongdong.vn