Page 38 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 38
36 XỨ ĐÀNG TRONG
Dân số Việt Nam từ thế kỷ 16 đến 18
Khi bàn về dân số ở Bắc bộ, P. Gourou nêu câu hỏi:
“Cuộc di dân tới vùng xa xôi phải chăng là một lối thoát cho
tình trạng dân số dày đặc tại nông thôn? Vấn đề thật quan trọng
và đáng được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Nhưng trong cả lãnh
vực dân số này, tình trạng khan hiếm số thống kê không cho phép
chúng ta có được những câu trả lời chính xác”. 1
Các học giả, dù cho rằng cuộc di dân của người Việt Nam
xuống phía nam đã diễn ra một cách “ồ ạt” hay lẻ tẻ, xem ra vẫn
do dự khi trả lời câu hỏi sự nhập cư này quan trọng tới mức độ
nào đối với tốc độ gia tăng dân số ở phía nam? Khi bàn về tốc
độ gia tăng dân số ở Cochinchina từ 1901 đến 1936, Smolski
cho là việc nhập cư ấy chỉ chiếm 1,2% mức gia tăng toàn bộ của
dân số . Gourou khẳng định là vào thập niên 1920 có
2
“một sự giảm dân số (từ đồng bằng sông Hồng vào miền Nam)
khoảng 15.000 người mỗi năm, khi số sinh vượt số tử ít là 65.000
và rất có thể ở con số khoảng 100.000” .
3
Dù có đúng như vậy thì 1/5 tới 1/9 của số sinh vượt số tử di
dân tới nơi khác cũng đã là một con số lớn đối với vùng Bắc bộ
xưa có một dân số cao và đặc biệt là đối với một xứ Đàng Trong
vừa mới được mở và dân số còn thưa. Vào năm 1417, dân số
vùng Thuận Hóa được ghi nhận là chỉ bằng 2,3% tổng dân số
của Đại Việt. Theo An Nam chí nguyên, chỉ có 3.602 gia đình và
10.400 người Việt Nam sinh sống ở vùng Thuận Hóa vào năm
đó. Nhưng vào năm 1847 Đinh Bộ đưa ra con số những người
chịu thuế trong nước là 1.024.388 người. Khi chia con số này
1 Gourou, Les Paysans, quyển 1, trg. 256.
2 Xem Ng Shui Meng, The Population of Indochina, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore,
Field Report Series No.7, 1974, trg. 30.
3 Gourou, Les Paysans, quyển 1, trg. 265.
www.hocthuatphuongdong.vn