Page 43 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 43

VÙNG ĐẤT MỚI                                                  41


            của thế kỷ 18. Nạn đói cũng đã diễn ra liên tiếp trong các năm
            1712, 1713, 1721 tại một số nơi khác ở miền Bắc. Vào các năm

            1726 và 1728, chính quyền họ Trịnh đã phải trích trong kho
            bạc 200.000 quan để cứu đói dân hai vùng Thanh Hóa và Nghệ
            An. Trận lụt ở đồng bằng sông Hồng vào năm 1729 và trận dịch
            năm 1736 lại càng làm tình hình thêm trầm trọng.

               Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn trong thập niên 40 của thế
            kỷ 18. Trong một báo cáo gửi chính quyền vào giữa thế kỷ 18,
            Ngô Thì Sĩ, một nhà nho nổi tiếng, nói là:
               “Trước kia có 9.668 làng tại đồng bằng sông Hồng. 1.070 làng
            trong số này đã đi khỏi, số làng này tương đương với số làng của
            một trấn . Tại Thanh Hóa trước đây có 1.392 làng nhưng 297 làng
                     1
            trong số này đã đi khỏi. Tại Nghệ An trước đây có 706 làng, 115
            làng trong số này cũng đã đi khỏi” .
                                               2
               Thực vậy, ít là 15% số làng đã biến mất. Lý do chính khiến
            người dân bỏ chạy trong trường hợp này là để thoát khỏi các

            cuộc nổi dậy chống họ Trịnh. Cương mục viết là tình hình có
            khá hơn tại các huyện Vũ Tiên, Thư Trì, Kiến Xương (trong tỉnh
            Thái Bình ngày nay) và Chân Định (trong tỉnh Hà Nam). Tuy
            nhiên, theo gia phả của một dòng họ Lê thì ngay tại các huyện
            được gọi là “khá hơn” này, do chiến tranh, “trăm họ lưu vong,
            một đấu thóc giá vài trăm đồng tiền, dân cư còn lại thì xã nhiều
            cũng 6, 7 người, xã ít thì 4, 5 người, làng xóm tiêu điều” .
                                                                      3
               Vấn đề người Việt Nam tỵ nạn cũng được nói tới nhiều lần
            vào thời kỳ giữa các năm 1738 và 1743 trong Thanh Thực Lục.
            Theo nguồn sử liệu này, thoạt đầu, có một số người Trung Hoa
            mua người Việt Nam (làm nô lệ?) vào năm 1738. Sau đó, Thanh




            1   Thời ấy, vùng đồng bầng sông Hồng có 4 trấn.
            2   Ngô gia văn phái, một tư liệu được lưu giữ tại Viện Hán Nôm Hà Nội, q. 5.
            3   Trích dẫn từ Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, tập 2, trg. 129.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48