Page 44 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 44
42 XỨ ĐÀNG TRONG
Thực Lục liên tiếp bàn về vấn đề người Việt Nam vượt biên giới
Trung - Việt sang Trung Hoa vào các tháng 6 và 8 năm 1742,
rồi vào tháng 2 và 4 năm 1743, và vấn đề người Trung Hoa mua
thanh thiếu niên người Việt. Một báo cáo còn xác nhận là “từ
khi có chiến tranh (các cuộc nổi dậy ở miền Bắc), trong 10 nhà
tại xứ An Nam thì tới 9 nhà không còn ai” .
1
Bản báo cáo của một xã trong tỉnh Nghệ An có tên là Võ Liệt
Xã, viết vào năm 1780, đã mô tả một cách tỉ mỉ khuynh hướng
chạy trốn này của người dân. Báo cáo viết là chính quyền nhà
Lê đã tìm cách vào sổ bộ các suất đinh năm 1722 một cách chặt
chẽ đến độ người dân trong tỉnh, giàu cũng như nghèo, đã phải
bỏ trốn đi nơi khác. Và hậu quả là người già và bệnh tật còn
lại trong xã đã bị ghi thêm vào trong danh sách cho đủ số. Mặt
khác, số lính xã có nhiệm vụ cung cấp vẫn giữ nguyên như cũ
nên đã làm cho gánh nặng xã phải gánh càng thêm nặng khiến
số người dân bỏ xã đi nơi khác càng tăng. Năm 1740, xã được
lệnh phải cung cấp 53 binh lính. Nhưng 36 trong tổng số binh
lính xã cung cấp đã bị gửi trả lại vì không đủ tiêu chuẩn. Thế là
các gia đình này bị bắt giữ và bị các thầy cai, thầy đội đánh đập
đến độ người cha bị trả về thì con phải nhập ngũ. Nếu người
anh trở về thì người em phải đi thay. Vậy mà vẫn chưa thỏa mãn
được các đòi hỏi của chính quyền. Nhiều người nhập ngũ đã
bỏ trốn ngay sau khi đăng ký. Trong một trường hợp, có hơn 20
dòng họ trong xã đã bỏ trốn. Năm 1774, xã có 20 binh lính trong
đạo quân của chúa Trịnh vào đánh phía nam. Số người này đã
không thấy trở lại khi quân chúa Trịnh trở về. Vào giữa các năm
1776 và 1779, xã bị mất mùa và thêm vào đó, bệnh dịch hoành
hành và người ta kể là số người sống sót không tới một nửa .
2
1 Momoki Shiro, Dai shin Jitsuraku chutonana kiji (Đại Thanh thực lục trung Đông Nam Á quan hệ
ký sự), Tonan ajia shigaku-kai kansai reikai, Tokyo, 1984, quyển 1, trg. 63.
2 Một tư liệu ở Viện Hán Nôm, với đầu đề “Thân bạ”, mang ký hiệu VHV 2493, Hà Nội.
www.hocthuatphuongdong.vn