Page 49 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 49
VÙNG ĐẤT MỚI 47
Do đó, tôi đã thử coi lại tất cả các tài liệu cung cấp số làng,
xã có thể có liên quan tới sự thay đổi của dân số.
Trước hết, tôi thấy là làng, xã ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 15
đều rất nhỏ. Theo Toàn thư thì vào năm 1433:
Xã lớn có trên 100 cư dân thì cỡ ba người đứng đầu, xã trung
bình có trên 50 dân thì có hai và các xã nhỏ có trên 10 cư dân
thì có một.
“Cư dân” nói tới ở đây là người đàn ông được ghi vào sổ bộ
do nhà nước kiểm soát, nói chính xác hơn là “suất đinh” của
mỗi hộ. Như thế, làng lớn nhất vào thời này có khoảng 100 hộ
hoặc 500 người.
Thiên Nam Du Hạ Tập, viết năm 1483, cho biết dân số các
làng đã gia tăng một cách nhanh chóng trong 5 thập niên:
“Trụ sở của xã trưởng sẽ được thiết lập theo số hộ trong xã.
Đã quy định là trong một xã có trên 500 hộ thì sẽ có năm người
làm đầu, xã có trên 300 thì có 4, xã có trên 100 thì có hai và xã
nào không có quá 60 gia đình thì có một”. 1
Việc củng cố quyền kiểm soát của nhà nước trong việc đăng
bộ có thể giải thích phần nào sự kiện này. Nhưng việc gia tăng
dân số ở đây quả là rõ ràng.
Chính con số các làng cũng gia tăng một cách nhanh chóng.
Năm 1490, khi đưa ra con số 7.950 làng trên cả nước, Toàn thư
cũng cho biết về việc chia cắt các làng thành những đơn vị nhỏ
hơn như sau:
“Định lệnh tách xã. Xã nào đủ 500 hộ rồi mà thừa ra lại được
100 hộ trở lên có thể thành một xã nhỏ nữa, nên đến báo cáo để
loại tâu lên, cho tách làm xã khác để thêm rộng bản đồ”. 2
1 Trích dẫn từ Sakurai, “The change in the name and number of villages in Medieval Viêtnam”, Khoa học
Xã hội Việt Nam, số 1+2, 1986, trg. 131.
2 Toàn thư, quyển 2, trg. 736.
www.hocthuatphuongdong.vn