Page 51 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 51

VÙNG ĐẤT MỚI                                                  49


                     Bảng 2: Số làng của Việt Nam, thế kỷ 15-19




                    Năm             Số làng            Nguồn tư liệu
                     1417             3.385          An Nam chí nguyên 1

                     1490             7.950              Toàn thư  2
                     1539            10.228             Việt kiệu thư 3

                   1634-43            8.671              Địa dư chí 4
               Thập niên 1730?       11.766           Ngô gia văn phái 5

               Thập niên 1750?       10.284           Ngô gia văn phái  6
                     1810            11.266         Tên làng xã Việt Nam
                                                       đầu thế kỷ XIX
                                                                     7
                                                        (Đàng Ngoài)



               Chúng ta có thể dựa vào sự gia tăng số làng này để kết luận
            về sự gia tăng dân số không? Thoạt đầu, tôi nghĩ là không thể
            được vì chúng ta không có cách nào để biết có bao nhiêu làng
            có 500 hộ, bao nhiêu làng có 100 hộ và bao nhiêu làng có dưới
            một trăm hộ. Nhưng sau đó, tôi khám phá ra chi tiết này được
            ghi ở năm 1419 trong Toàn thư: “Việc thiết lập hệ thống lý: đại
            khái cứ 110 hộ làm một lý. Mỗi năm, một người làm lý trưởng

            cùng với 10 suất đinh trong lý phải làm ứng dịch” Điều này có
                                                               8
            nghĩa là 10% của tổng số suất đinh phải hoàn thành nghĩa vụ
            ứng dịch mỗi năm, giả thiết mỗi hộ có một suất đinh.



            1   An Nam chí nguyên, Imprimerie d’Extrême-Orient, Hà Nội, 1932, trg. 60.
            2   Toàn thư, quyển 2, trg. 736.
            3   Lý Văn Phong (?), Việt kiệu thư, in lần thứ nhất năm 1540, bản sao, m.p.ca. 1950, tập 14, trg.8.
            4   Ức Trai tập, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1972, quyển 2, trg.735.
            5   Ngô gia văn phái, một tư liệu lưu giữ tại Viện Hán Nôm Hà Nội, quyển 5.
            6   Ibid.
            7   Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981, trg. 25-121.
            8   Toàn thư, quyển 2, trg.517.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56