Page 48 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 48

46                                               XỨ ĐÀNG TRONG


             việc không thể viết về lịch sử công cuộc định cư tại đồng bằng
             Bắc bộ vào lúc này”. Khi vật lộn với vấn đề dân số Việt Nam

             vào các thế kỷ qua, tôi nhận thấy là mình phải đấu tranh chống
             lại khuynh hướng tiếp tục chấp nhận và sử dụng lại tiêu đề này
             của Gourou, sau sáu thập niên.
                Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tự hỏi xem còn có một cách

             nào khác ngoài cái gọi là điều tra dân số, để từ đó chúng ta có
             thể thiết lập một cơ sở tương đối vững chắc để ước tính dân số
             Việt Nam trong quá khứ? Xem xét một cách kỹ lưỡng, tôi nhận
             thấy là, ngoài nguồn tư liệu, đặc điểm của địa lý lịch sử Việt Nam
             có thể giúp chúng ta trong công việc nghiên cứu về dân số này.
             Đặc điểm ấy chính là tầm quan trọng của làng Việt Nam. Tại
             Trung Hoa, người ta luôn nhấn mạnh vào hu (gia đình, hộ) và
             kou (sổ sách), trong khi đó tại Việt Nam thì lại khác, xã (làng)
             luôn luôn là đơn vị quan trọng, có lẽ nó phản ánh tầm quan

             trọng của xã trong di sản của Việt Nam . Phải chăng do ngẫu
                                                       1
             nhiên mà ngày nay trong khi chúng ta hầu như không có gì
             ngoài một vài con số hiếm hoi về dân số do Nguyễn Trãi cung
             cấp trong bộ Địa dư chí của ông, thì hầu hết các bộ sách về địa
             lý lịch sử lại khá phong phú về con số làng, xã trong các thời kỳ
             lịch sử khác nhau?




             1   Gần như luôn luôn có xung khắc giữa chính quyền trung ương và xã mỗi khi có điều tra dân số. Xem
                bản trình bày của xã Võ Liệt nói đến trên đây và Toàn thư. Hai viên chức đã tỏ ra cứng rắn về vấn đề
                này trong các thời kỳ khác nhau: một là Nguyễn Công Khang, người đã muốn đưa ra một điều luật
                đăng bộ khắt khe vào năm 1722. Luật này đã làm nhiều người phải bỏ làng đi nơi khác và đã bị các
                viên chức trong chính quyền công kích. Ông được lệnh phải tự sát vào năm 1733. Người thứ hai là Lê
                Quý Đôn vào năm 1770. Ông này cũng làm cho “dân nghiến răng căm ghét”, như được tả trong Toàn
                thư. Kẻ thù của ông làm áp lực để chính quyền sa thải ông. Người ta đã đi đến một thỏa hiệp và cuộc
                kiểm tra năm đó “ở một mức độ nhẹ hơn cuộc kiểm tra của những năm Bảo Thái (1720-1728)”. Điều
                này còn chứng tỏ rằng cái gọi là “kiểm tra dân số vào thế kỷ 18 thường là kết quả của nhiều cuộc mặc
                cả thỏa hiệp giữa làng Việt Nam và chính quyền trung ương. Một điều khá lý thú là được thấy cứ mỗi
                lần chính quyền tìm cách siết chặt quyền kiểm soát của mình thì người dân lại bỏ trốn. Làng, xã luôn
                tìm cách giảm con số những người đăng bộ, như một câu tục ngữ nổi tiếng của người Việt Nam cho
                thấy: “Phép vua thua lệ làng.” Có lẽ biện pháp kiểm tra dân số đã thất bại bởi vì các viên chức thời này
                biết là họ khá xa sự thật, trong khi con số làng, xã lại tương đối chính xác?

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53