Page 52 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 52
50 XỨ ĐÀNG TRONG
Nếu chúng ta tìm hiểu hệ thống thấp hơn cấp huyện từ nhà
Đường trở về trước, chúng ta sẽ thấy là hệ thống lý thực tế là
sự tiếp nối của một hệ thống thuế khóa từ thời xa xưa. An Nam
chí nguyên viết là Tiết độ sứ Như Hối vào năm 618 sau Công
nguyên đã thiết lập các đơn vị dưới huyện như làng lớn và làng
nhỏ và xiang (hương) lớn và nhỏ: từ 10 đến 30 làm thành một
làng nhỏ, 40 đến 60 làm thành một làng lớn; từ 70 đến 150 hộ
làm thành một hương nhỏ, 160 đến 540 làm thành một hương
lớn. Có lẽ vì dân số gia tăng mà Tiết độ sứ nhà Đường, Cao
Tầm, vào cuối thế kỷ 8 đã bỏ sự phân biệt giữa hương lớn và
hương nhỏ và chỉ gọi chung là hương. Người ta tính là vào giữa
các năm 864 và 866 sau Công nguyên, ở Bắc Việt Nam có 159
thôn. Vào năm 907, Khúc Thừa Hạo, Tiết độ sứ Việt Nam, đã
đổi thôn thành giáp và thêm 155 lên trên con số 159 cũ, thành
ra 314 giáp cả thảy tại Việt Nam vào đầu thế kỷ 10 . Tất cả sự
1
phân chia này đều nhằm mục đích chính là thu thuế.
Theo Nguyễn Thế Anh thì xã hội Việt Nam được xây dựng
trên nền tảng của tổ chức xã. Tác giả viết:
“Chính quyền không xử sự trực tiếp với người dân, mà chỉ coi
người dân như một phần tử của một cộng đồng thôn xã mà thôi.
Chính quyền không đòi người dân đinh phải trả thẳng thuế má
cho chính quyền, nhưng bắt làng phải chịu trách nhiệm về thuế
má và sưu dịch, mà không cần biết làng sẽ phân phối các phụ
đảm giữa dân làng ra sao”. 2
Trong quan điểm lịch sử dân số Việt Nam, con số các đơn vị
nộp thuế vẫn có ý nghĩa hơn là số đinh, những cá nhân trong
sổ bộ của nhà nước. Đinh, như Alexander Woodside nhận
1 Xem An Nam chí nguyên, trg. 60; Tân Đường Thư, quyển 90; Lựu Đường Thư, quyển 183.
2 Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Trình bày, Sài Gòn, 1968, trg.
21.
www.hocthuatphuongdong.vn