Page 50 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 50
48 XỨ ĐÀNG TRONG
Điều này cho thấy là dân số tại các xã đã tăng khá nhanh
nên việc tách xã đã trở thành một vấn đề cho cả nước. Nhưng
chính quyền nhà Lê cũng tỏ ra nghiêm khắc trong việc tách xã
và không muốn có xã được thành lập với số hộ không tới 100.
Điều này xem ra khẳng định nhận xét của Gourou vào các năm
1930 rằng một làng có 500-2.000 cư dân (100-400 hộ) là mẫu
làng thông thường nhất ở phía bắc, không chỉ lúc bấy giờ mà
ngược lên cả bốn thế kỷ trước . Điều lệ nhà Lê hẳn đã tạo cơ
1
sở cho việc định kích thước của làng Việt Nam trong các thế
kỷ sau .
2
Việc làm kế tiếp của tôi là thiết lập bảng kê toàn bộ số làng từ
thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19 để xem số làng này tăng hay giảm.
Chúng ta có kết quả như sau :
3
1 Quy định này xem ra được thực hiện chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng thì đúng hơn, vì đây là vùng
có dân số gia tăng nhanh nhất. Quả là lý thú khi thấy rằng vùng có mật độ dân số lớn nhất ngày nay
có thể là vùng chưa được khai thác hoàn toàn cho đến đời nhà Lê. Lê Thánh Tông đã khởi đầu thực
hiện chính sách Đồn điền (nhóm binh lính hay nông dân vỡ đất trồng lúa) và thiết lập 42 đồn điền
vào năm 1481. Mặc dù chưa rõ về nơi các đồn điền này được thiết lập, các sử gia có khuynh hướng
cho rằng chúng đã được thiết lập trong vùng Thái Bình, một trong những vùng có mật độ dân số lớn
nhất hiện nay. Gourou nói là nhiều làng trong sổ của Thái Bình đã được thiết lập vào thế kỷ 15. Lịch
sử Việt Nam khẳng định là lịch sử của nhiều làng ven biển cho thấy chúng đã được thiết lập từ thế kỷ
15. Nhiều địa bạ của làng Thái Bình cho thấy là đất tư ở đây vào thế kỷ 18 chỉ chiếm 23% của tổng số
đất. Theo Nhàn Vân Đình thì làng Quần Phương ở tỉnh Nam Định được thiết lập từ 1512. (Nam Phong,
4.1931, trg. 385-398). Sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng vào thế kỷ 15 hẳn phải là do sự gia
tăng dân số tại các vùng này.
2 Kích thước này có những lý do riêng của nó, chẳng hạn như khoảng cách tới đồng ruộng, v.v...
3 Sakurai cho hiểu là số làng vào thế kỷ 15 giảm thay vì tăng. Xem Sakurai Yumio, Betonamu Sonraku
no keisei (Việt Nam thôn lạc chi hình thành), Soubunsha, Tokyo, 1987, trg. 144-166. Ý của ông có thể
được tóm như sau: Trong khi Địa dư chí của Nguyễn Trãi đưa ra con số 9.728 làng vào năm 1435, thì
vào năm 1490 chỉ có 7.090. Sau khi tìm hiểu bản văn của Địa dư chí, tôi lại nghĩ rằng mặc dù Nguyễn
Trãi có viết một tác phẩm gọi là Địa dư chí vào năm 1435, sự thật hiển nhiên lại cho thấy là cả hai tác
phẩm Địa dư chí và Địa dư chí Can Án (giải thích Địa dư chí) đều đã bị sửa chữa bởi nhiều tác giả
trong các thế kỷ 15, 16, 17, 18 và 19. Những đơn vị hành chính Địa dư chí đưa ra như “Sơn Nam”, “Kinh
Bắc”, “Sơn Tây”, “Hải Dương”, “Cao Bằng” và “Hưng Hóa” không xuất hiện trước năm 1469. Đa số các tên
huyện liệt kê trong Địa dư chí đã được đổi lại vào thế kỷ 17. Theo ý kiến tôi, cuốn sách này đã bị thay
đổi nhiều trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18. Kết quả là tác phẩm Nguyễn Trãi để lại chỉ
còn là cái vỏ bên ngoài. Tôi có ý định bàn về nguồn tư liệu này trong một bài riêng.
www.hocthuatphuongdong.vn