Page 46 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 46
44 XỨ ĐÀNG TRONG
để có một bữa ăn. Dân chúng phải ăn cỏ, ăn rắn và ăn cả chuột.
Những thân xác sắp chết nằm la liệt trên đất. Chỉ 1/10 còn sống
sót sau nạn đói. Mặc dù Hải Dương thường là vùng đông dân cư
nhất vậy mà bây giờ ở một số làng chỉ còn lại từ 3 đến 5 gia đình”.
Toàn thư, trong phần ghi về năm 1754, viết là nhà nước đã
miễn tất cả các loại thuế cho các năm từ 1742 đến 1754 vì dân
1
phần lớn đã chết hoặc đã bỏ trốn. Nhà nước cũng không còn
biết là phải thu thuế ở đâu khác nữa, mặc dù rất muốn thu.
Khẳng định này cho thấy tình hình trong 13 năm này xấu tới
mức độ nào, nhưng cũng cho biết là nhà nước tính thu thuế lại
kể từ năm 1754. Tuy nhiên, tôi không chắc là nhà nước đã thực
hiện được ý định của mình vì như Cương mục cho biết thì vào
chính năm này, tại Cao Bằng đã xảy ra nạn đói và nhà nước đã
phải bỏ bạc ra để cứu trợ dân. Kế đó, vào năm 1756, lại xảy ra
một vụ hạn hán trầm trọng tại đồng bằng sông Hồng. Toàn thư
còn cho biết là vào năm 1757, tại 11 huyện của tỉnh Sơn Tây,
đã xảy ra nạn đói và bệnh dịch hoành hành: “tại các vùng này,
trong 10 người thì chỉ có một hoặc hai người sống sót” .
2
Các tư liệu trên đây có thể là một cơ sở để chúng ta bàn về
sự thay đổi dân số tại Việt Nam từ thế kỷ 16.
1 Toàn thư, quyển 3, trg. 1140; cũng xem Cương mục, quyển 8, trg. 3675.
2 Toàn thư, quyển 3, trg.1145.
www.hocthuatphuongdong.vn