Page 42 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 42

40                                               XỨ ĐÀNG TRONG


             việc người dân trốn khỏi quê vào thời kỳ này để “hoặc đi vào
             nam hoặc đi về phía đông bắc”. Cả hai vùng này đều là những

             vùng thưa dân.
                Một làn sóng di dân vĩ đại của người Việt Nam đã diễn ra vào
             cuối thế kỷ 16. Về phương diện lịch sử, nó có thể sánh với cuộc
             di dân của người Trung Hoa, tuy với tỷ lệ nhỏ hơn, từ phía bắc

             tới đồng bằng sông Dương Tử dưới thời Đông Tấn (thế kỷ 4 sau
             Công nguyên). Trước thời kỳ này, số người Việt di dân xuống
             phía nam không nhiều, có vẻ lác đác. Nhưng bây giờ, động cơ
             thúc đẩy họ di dân trở nên mạnh hơn nhiều và mục đích của họ
             cũng rõ ràng hơn. Nếu Thuận Hóa trước đây xem ra còn là một
             vùng đất đầy bất trắc, bấp bênh về một số lãnh vực thì việc họ
             Nguyễn thiết lập chính quyền ở đây đã được coi như là việc tái
             khẳng định quyền của người Việt Nam được định cư tại vùng
             đất này và vì thế là một khuyến khích lớn đối với việc di dân.

                Vào thế kỷ 17, trong suốt năm mươi năm chiến tranh Trịnh-
             Nguyễn, cuộc di dân từ phía bắc vẫn tiếp tục, như công trình
             nghiên cứu mới đây của nhà nghiên cứu Huỳnh Công Bá, cho
             thấy rõ. Theo tác giả, gia phả của sáu mươi ba dòng họ ở phía

             bắc Quảng Nam ghi là tổ tiên của họ đã tới đây trong thời chiến
             tranh Trịnh-Nguyễn .
                                  1
                Đợt di dân lớn thứ hai đã diễn ra vào các thập niên 30 và 40
             của thế kỷ 18. Cương mục ghi nhận là vào năm 1730, dân của
             527 xã ở miền Bắc đã bỏ nhà cửa tới sống tại một địa điểm mới
             không được nói rõ. Tuy nhiên, xu hướng này đã có trước đó lâu

             rồi. Một nạn đói trầm trọng đã xảy ra vào năm 1681 , và tiếp đó
                                                                  2
             là ba năm mất mùa tại Thanh Hóa riêng trong vòng 5 năm đầu



             1   Huỳnh Công Bá, “Công cuộc khai khẩn và phát triển làng xã ở bắc Quảng Nam từ giữa thế kỷ XV đến
                giữa thế kỷ XVI”, tóm tắt luận án phó tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà nội, 1966, trg. 9-10.
             2  Xem Kai-hentai (Hoa di biến thái), nguồn tư liệu này của Nhật có nói đến nạn đói này. Kai-hentai,
                comp. Hayashi Shunsai, Tokyo Bunko, 1958-1959, trg. 342-344, 417-418.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47