Page 39 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 39
VÙNG ĐẤT MỚI 37
thành hai nhóm theo Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, chúng ta
có con số sau:
Đàng Trong: 444.992
(từ Quảng Bình xuống phía nam)
Đàng Ngoài: 579.396 1
(từ Hà Tĩnh lên phía bắc)
Điều này cho thấy là vào đầu thế kỷ 19, khoảng 55% của tổng
dân số sống tại vùng đất cũ của Việt Nam và khoảng 45% sống
tại vùng đất mới chinh phục được. Chúng ta thấy là hai con số
này suýt soát nhau. Chỉ trong vài trăm năm, người Việt Nam đã
tạo ra được một Việt Nam khác cả về mặt lãnh thổ lẫn nhân lực.
Có thể là vì nguồn tư liệu về dân số của thời này quá ít và
không mấy chính xác nên không có ai nghiên cứu một cách
chi tiết vấn đề dân số này. Tôi cũng không dám mạo hiểm. Tuy
nhiên, những tư liệu chúng ta có cho thấy là mặc dù có rất ít
con số rõ rệt, chúng ta vẫn có thể có nhiều dữ kiện làm cơ sở
để so sánh với những con số ít ỏi nhưng tôi tin là có thể tin cậy
được. Vì vấn đề có một tầm quan trọng lớn về mặt lịch sử nên
tôi đánh liều dừng lại ở đây lâu hơn để tìm hiểu.
Việc người Việt Nam di dân xuống phía nam thường vẫn
được giải thích là do áp lực dân số trên một vùng đất nông
nghiệp có giới hạn. Và những nguyên nhân trực tiếp đẩy một
số đông dân đi về phía nam là nạn đói kém và chiến tranh. Trớ
trêu thay, những làn sóng di dân lớn lại chỉ diễn ra khi dân số
giảm hay có nguy cơ giảm.
Hai thời kỳ thảm khốc diễn ra vào giữa thế kỷ 16 và 18 là
1 Nguyễn Thế Anh, “Quelques aspects économiques et sociaux du problème du riz au Việt Nam dans la
première moitié du XIX siècle”, BSEI, XLII, 1+2, 1967, trg. 16.
www.hocthuatphuongdong.vn