Page 4 - TIẾNG VIỆT 5 TẬP 1
P. 4
Bộ đề kiểm tra, đánh giá năng lực
Tiếng Việt 5, tập 1
TÓM TẮT KIẾN THỨC - KĨ NĂNG
I. Đọc trôi chảy, biết đọc thầm, đọc bằng mắt ; hiểu được nội dung, ý nghĩa của
bài đọc ; biết tóm tắt bài đọc.
II. Nắm quy tắc chính tả và viết đúng chính tả
1. Nêu được quy tắc và viết đúng các trường hợp c / k, g / gh, ng / ngh.
2. Viết hoa : Nêu được và viết đúng quy tắc viết hoa chữ đầu câu, viết hoa tên
người Việt, địa danh Việt, tên người, dân tộc thiểu số Việt Nam, tên người và địa danh
nước ngoài.
3. Nắm được : Vần là một bộ phận của tiếng. Tiếng do âm đầu, vần và thanh
tạo thành. Dấu ghi thanh luôn gắn với âm chính.
4. Trình bày đúng bài thơ lục bát, thơ 4 - 5 chữ. Viết, đọc đúng các
âm - vần khó, các chữ có âm - vần dễ bị nhầm lẫn.
III. Hiểu được, nhắc lại được và sử dụng được từ ngữ, mô hình câu,...
1. Biết tích lũy và sử dụng vốn từ ngữ về tổ quốc, nhân dân ; hoà bình, hữu
nghị, hợp tác ; thiên nhiên ; bảo vệ môi trường ; hạnh phúc.
2. Nhắc lại được, sử dụng được các loại từ xét theo cấu tạo : Từ đơn và từ
phức ; các loại từ phức (từ ghép và các loại từ ghép, từ láy và các loại từ láy).
3. Hiểu được, biết sử dụng (1) từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau
hoặc gần giống nhau. Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ đồng nghĩa có thể thay thế
cho nhau trong lời nói. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ đồng nghĩa khó thay
thế cho nhau trong lời nói. (2) Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau ; vd :
sống - chết ; rộng - hẹp. (3) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác
hẳn nhau về nghĩa. (4) Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa
chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa đều có mối liên hệ với nhau.
4. Từ loại : (1) Đại từ là từ dùng để xưng hô, để hỏi hoặc để thay thế cho từ ngữ
nào đó trong lời nói để không bị lặp lại các từ ngữ ấy. (2) Quan hệ từ là từ nối các từ
ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu đó với nhau.
5. Các kiểu câu : câu hỏi, câu kể, câu khiến và câu cảm.
IV. Nắm và vận dụng được một số thể loại văn (khi nói, viết)
1. Đơn từ : khi viết cần viết quốc hiệu, tiêu ngữ ; nơi viết, ngày viết ; tên đơn ; nơi
nhận đơn ; nội dung đơn ; chữ kí và họ tên người viết đơn.
2. Văn miêu tả : (1) Văn tả cảnh : Bài văn tả cảnh có 3 phần là Mở bài (Giới thiệu
bao quát cảnh sẽ tả) ; Thân bài (Tả từng chi tiết của cảnh) ; Kết bài (Nêu nhận xét, cảm
nghĩ về cảnh). Để miêu tả tốt, cần vận dụng nhiều giác quan, sử dụng nhiều từ ngữ gợi
hình, gợi âm thanh. (2) Văn tả người : Bài văn tả người có 3 phần : Mở bài (Giới thiệu
người sẽ tả) ; Thân bài (Tả ngoại hình, tính tình, hoạt động) ; Kết bài (Nêu nhận xét,
cảm nghĩ về người). (3) Biên bản là kiểu văn bản hành chính ghi lại những điều xảy ra
của một sự việc để làm bằng chứng về sau. Một biên bản cần có : Tên biên bản (gồm Biên
bản + trích yếu nội dung sự việc) ; Phần chung : Thời gian, địa điểm, thành phần tham
dự ; chủ trì, thư kí ; nội dung ; thời gian kết thúc ; chủ toạ và thư kí kí tên, ghi rõ họ tên.
4. Thuyết trình, tranh luận : Biết cách nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ
thể, có sức thuyết phục, rút ra những điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc thuyết trình,
tranh luận đạt kết quả tốt.
4