Page 8 - TIẾNG VIỆT 5 TẬP 1
P. 8
Bộ đề kiểm tra, đánh giá năng lực
ĐỀ SỐ 3
3
Tiếng Việt 5, tập 1
ĐỀ SỐ
I. ĐỌC
Biển đẹp
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển
được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn
giữa trời xanh.
Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng.
Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng
những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
Rồi một ngày mưa rào, những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại,
khoẻ nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.
Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu
trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của
da trời.
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa màu
lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ
đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu
bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót...
Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây
trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ
nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Vũ Tú Nam
1. Bài văn ca ngợi cảnh đẹp của biển lúc :
A. Sáng sớm mai, chiều về. B. Mùa đông đến, trời trở lạnh.
C. Sáng, chiều, nắng, mưa. D. Biển và đảo dưới mưa, nắng.
2. Sự thay đổi của biển tuỳ thuộc chủ yếu vào điều gì ?
A. Những cánh buồm trên biển.
B. Những hòn đảo xa xa.
C. Sự cảm nhận của tác giả.
D. Bầu trời phía trên mặt biển.
3. Vì sao tác giả nói biển giống như con người ?
A. Vì biển có những những cánh buồm khoẻ như ngực áo bác nông dân.
B. Vì biển luôn có sự hiện diện đông đúc của con người.
C. Vì biển thay đổi màu giống như sự thay đổi cảm xúc của con người.
D. Vì biển bộc lộ đầy đủ mọi cảm xúc giống như con người.
4. Bài văn đã thể hiện tình cảm của tác giả đối với biển cả :
A. Thương nhớ biển quê hương. B. Ngợi ca biển đẹp, đáng yêu.
C. Yêu mến biển cả thiết tha. D. Thương nhớ và yêu mến biển.
– Khi viết một tiếng, cần đặt dấu thanh trên âm chính.
– Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Cần cân nhắc lựa chọn các từ này để dùng cho đúng trường
hợp. Vd : ăn, xơi, chén,…
– Khi tả cảnh, cần quan sát bằng tất cả các giác quan theo trình tự hợp lí, sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh,
gợi âm thanh.
8