Page 22 - 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
P. 22

Biết ơn Người giáo viên vùng cao


                  Bữa cơm chiều tối nay, may mắn xem được những thước phim  “Việc tử tế” trên
            VTV 24, đài TH Việt Nam tổng hợp lại hết sức chân thực và xúc động về những câu
            chuyện nhà giáo ở vùng núi, biên giới sẵn sàng xa con nhỏ, xa cha mẹ, từ bỏ những
            công việc nhàn nhã, điều kiện sống tốt… để đi lên các điểm trường xa xôi, làm những
            công việc không hề nhẹ nhàng nhưng cao cả và thiêng liêng - “đưa cái chữ đến với trẻ

            vùng cao” ở Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Tuyên Quang…
               Tôi biết rằng ở vùng núi phía Bắc, để trẻ
            em  biết  chữ  thì  người  thầy  phải  mang  lớp
            học đến tận các thôn bản heo hút, dẫu không

            có đường điện, thiếu nước sạch nhưng vẫn
            phải có điểm trường. Có những nơi, ngay cả
            tay lái vững của nam giới cũng rất khó khăn
            khi vào bản gặp mùa mưa cũng ngã liên tục;
            những con suối hiền hòa mọi ngày sau cơn

            mưa  đêm  bỗng  hóa  thành  thác  dữ,  điểm
            trường  từ  3  tiếng  phải  đi  vòng  thành  5
            tiếng … nên để đến được các điểm trường bên trong thì chỉ có thể đi bộ, trèo đèo, lội
            bùn đất. Hành trang của các thầy cô giáo, ngoài con chữ chỉ là những đôi ủng để

            chiến đấu lại với thời tiết khắc nghiệt của vùng mưa lũ biên giới. Các thầy - các cô
            vừa là thầy cô giáo dạy chữ, vừa là thợ cắt tóc, bác sĩ, đầu bếp, bảo mẫu, nhà tâm lý;
            ngoài ra còn phải lao động để tăng gia sản xuất cho gia đình. Vì sợ các trò đói mà bỏ
            học, để cải thiện bữa ăn của học sinh nên đêm đêm các thầy đi đánh cá trên sông Đà,
            dựng lồng bè nuôi cá; thầy Hiệu trưởng đi xin gạo cho học sinh hay những cô giáo

            dáng người thấp bé mà băng rừng, lội suối gùi trên lưng hàng chục kg thực phẩm mì
            tôm, gạo trắng cho học sinh ăn đổi bữa thay mèn mén.
               Tôi thầm khâm phục và tự hỏi: sao các thầy các cô có thể làm được những việc
            khác thường - bất thường đến phi thường như thế? Động lực nào mà các thầy các cô

            có thể công tác hơn chục năm ở những nơi khó khăn, thiếu thốn như vậy mà không 1
            lần hối tiếc muốn về xuôi?
                   Khi được các phóng viên hỏi, ngay
            cả các thầy giáo mạnh mẽ hay các cô giáo
            kì cựu cũng không thể nén nổi giọt nước
            mắt  tủi  thân,  nhớ  nhà,  vất  vả  nhưng  họ

            thoắt  cái  gạt  đi  và  lại  tươi  cười  ánh  lên
            niềm Hạnh phúc - Lạc quan - Tự hào khi
            được gọi là “ giáo viên vùng cao”
                     Bất giác quay vào bên trong, nghĩ

            lại mình, tôi cảm thấy thật xấu hổ với các
            “bạn  đồng  nghiệp”  nơi  vùng  cao.  Điều
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27