Page 211 - Tai lieu Khuyen cong (13-12)
P. 211
Trong những năm gần đây, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực công nghiệp xanh
có sựmở rộng về số lượng khách hàng, tuy nhiên còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong
dư nợ tín dụng chung.
III. Đánh giá chung kết quả thực hiện
3.1. Những kết quả đạt được
Có thể thấy, thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng tập
trung nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận
nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh, trong đó có lĩnh vực khuyến công. Cụ thể:
- Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN linh hoạt, chủ động đã góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền
vững, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế. Điều hành lãi
suất theo hướng giảm mặt bằng lãi suất giúp giảm chi phí vốn cho nền kinh tế,
hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giảm chi phí vốn vay, tăng khả năng đầu tư vào
sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống.
- Khung khổ pháp lý về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng không
ngừng được hoàn thiện, theo đó NHNN đã trình Chính phủ ban hành nhiều liên
quan đến chính sách tín dụng, điều hành CSTT, lĩnh vực thanh toán, an toàn
hoạt động, phát triển quy mô, mạng lưới các TCTD để đáp ứng kịp thời nhu cầu
vốn, tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các ngành, lĩnh vực.
- Mạng lưới ngân hàng không ngừng được mở rộng đến vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa để giúp người dân tại các vùng kinh tế khó khăn tiếp cận
được nguồn vốn vay, dịch vụ ngân hàng để phát triển.
- Các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng ngày càng được đa dạng hoá,
mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, phù hợp với nhu cầu vay vốn trong
lĩnh vực khuyến công. Thủ tục vay vốn từng bước được cải cách, tiết giảm cho
phù hợp với đặc thù sản xuất của khách hàng. Đặc biệt, các sản phẩm dịch vụ
thanh toán, chuyển tiền gắn với phát triển công nghệ thời kỳ 4.0 đã và đang phát
triển và cung cấp đã và đang thường xuyên được cập nhật, nâng cấp để dễ sử
dụng và phù hợp hơn với người dân, doanh nghiệp.
210