Page 212 - Tai lieu Khuyen cong (13-12)
P. 212
3.2. Khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực
khuyến công còn gặp một số khó khăn, hạn chế như sau:
(i) Hệ thống văn bản hướng dẫn cơ chế chính sách phức tạp, chồng chéo
khiến các ngân hàng, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý gặp nhiều khó
khăn trong việc thực hiện.
(ii) Trình độ công nghệ thấp, chậm đổi mới, giá trị gia tăng không cao.
Chất lượng, năng suất lao động còn thấp, có khoảng cách xa so với các nước
khác.
(iii) Tổ chức sản xuất theo các mô hình liên kết vẫn bộc lộ yếu kém do
công tác bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng để hình thành các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung theo thế mạnh của từng địa phương chưa được đẩy mạnh; số
lượng doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính và quản lý để làm vai trò đầu mối
của chuỗi liên kết còn hạn chế; khả năng hợp tác, liên kết của người dân còn
yếu, xảy ra nhiều trường hợp tự phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột
biến, không tuân thủ kỹ thuật và cam kết trong hợp đồng liên kết; chế tài trong
liên kết chưa nghiêm dẫn đến việc phá vỡ cam kết của hợp đồng liên kết gây
thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người dân tham gia liên kết.
(iv) Đối tượng tham gia vào lĩnh vực khuyến công dễ bị tổn thương do tác
động của bất ổn của kinh tế thế giới và trong nước, do ảnh hưởng của thiên tai,
dịch bệnh…; trong khi đó, vẫn còn thiếu các biện pháp, công cụ phòng ngừa để
hạn chế rủi ro, ảnh hưởng tới hiệu quả cấp tín dụng. Công tác dự báo cung, cầu
thị trường tiêu thụ sản phẩm còn yếu, ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời
sống của người dân.
IV. Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới
4.1. Định hướng hoạt động ngân hàng trong thời gian tới
- Điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả,
phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm mục
tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Chính sách tín dụng: Kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp
phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng
vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên và các động lực
211