Page 80 - Ca Mau dat va nguoi
P. 80
chân nhanh nhanh đến nơi nhìn rõ cuộc sống qiián
tụ của đàn ong trên tổ làm bằng cây tràm.
Để có những giọt mật vàng tươm của ong rừng
u Minh, hàng ngàn con ong thợ phải cần mẫn, ngày
nầy sang tháng khác trong suốt hai mùa mưa nắng
bay khắp trên cánh rừng để hút chất tinh túy nhất
từ nhụy, phấn hoa tràm đem về xây tổ. Đặc biệt,
người gác kèo ong phải lao động, phải tìm hiểu quy
luật tự nhiên chọn nơi làm tổ của ong rừng, đôi khi
người gác kèo cần đúc kết kinh nghiệm cả đời mình
mới có ong đậu kèo, trúng mật.
Vào rừng, bạn có thể quan sát công việc của
người đi gác kèo ong : Người thợ rừng chọn cây
tràm 10 đến 15 tuổi tương đối thẳng, có đường kính
một tấc rưỡi trở lên, dùng búa hạ cây xuống, chặt
bỏ ngọn, chỉ lấy phần gốc cây tràm dài 2 mét, bổ ra
làm đôi, dùng tay lột sạch lớp vỏ xốp bao bọc thân
cây rồi dùng búa để đẽo theo hình máng xối. Sau
đó người thợ rừng bôi lên thân kèo một lớp sáp ong
để "bán" mùi cây mới đốn và tránh nước mưa thấm
làm rong rêu bám vào kèo. Tiếp đến, người thợ
rừng chọn 2 cây tràm bằng cườm tay làm cọc, vạt
một đầu nhọn để cắm xuống đất, một đầu cây tràm
cắt ngang để làm nạng đỡ đầu kèo. Cây cọc ở nơi
cao khỏi đầu chừng một với tay, nơi cọc thấp ngang
vai người thợ rừng để đỡ lấy tấm kèo. Công việc
quan trọng bậc nhất của người thợ rừng là chọn nơi
gác tấm kèo, phải chọn cái trảng cho êm : Mộr
khoảng đất trống có đường kính 1 0 -1 5 mét, tràm
7 8 C à M au - Đ ất & Người