Page 272 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 272

được thực hiện mù quáng.


                 Khích bằng cách nói ngược



                 Cố tình đưa ra thông tin ngược để thể hiện suy nghĩ của mình
           khiến đối phương có phản ứng bị kích động. Hãy xem câu chuyện sau
           đây.



                 Tổng Giám đốc một công ty nước ngoài thảo luận về hợp đồng
           thuê đất với lãnh đạo địa phương. Do điều kiện công ty đưa ra quá
           thấp nên địa phương không thể chấp nhận và muốn phía công ty phải
           nhượng bộ.



                 Lãnh đạo địa phương nói: “Tầm ảnh hưởng của ngài Tổng Giám
           đốc lớn hơn nhiều so với chúng tôi, mặc dù rất khâm phục, nhưng
           chúng tôi buộc phải thu đất về và chấm dứt hợp đồng.”



                 Tổng Giám đốc: “Vậy được, tôi tăng giá thuê lên gấp rưỡi.”


                 “Không được, theo tính toán của chúng tôi, phải tăng lên gấp đôi

           mới hợp lý.”


                 “Được, về nguyên tắc chúng tôi đồng ý.”



                 Vị lãnh đạo địa phương này đã rất khéo léo sử dụng phương pháp
           khích bác với chiến thuật lùi để tấn công và đã đạt được mục đích
           mong muốn.



                 Khích bằng ngôn ngữ ám thị


                 Trước tiên phải dùng lời khen để đạt mục đích tạo áp lực và tác
           động vào tâm lí người mình đang nhờ cậy, khiến người đó có quyết

           tâm. Gia Cát Lượng đã dùng chính cách này để thuyết phục Tôn
           Quyền cùng liên minh đánh Tào Tháo.


                 Khi thuyết phục Tôn Quyền, Gia Cát Lượng trước thì nói khích,

           sau mới khuyên nhủ. Tôn Quyền vốn sợ quân Tào nhiều, lại được
           Khổng Minh phóng đại là bên Tào Tháo binh nhiều tướng giỏi,
           khuyên Tôn Quyền đừng đánh mà hãy sớm ngoảnh mặt về phương
           Bắc đầu hàng. Bị kích động, Tôn Quyền đã đồng ý, hạ quyết tâm liên

           minh với Lưu Bị và Gia Cát Lượng để chống lại Tào Tháo.
   267   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277